| Hotline: 0983.970.780

TP. Lạng Sơn lách luật thu hồi hơn 10ha đất lúa không báo cáo Thủ tướng:

Bài 1: Nông dân lâm cảnh khốn cùng

Thứ Ba 19/07/2022 , 08:52 (GMT+7)

Dự án khu đô thị mới Mai Pha có diện tích hơn 90 ha, nhiều nông dân mất sạch đất lúa, đất vườn, song chỉ nhận được những đồng tiền đền bù ít ỏi.

Người dân bị thu hồi đất sản xuất và được bồi thường với giá rẻ mạt

Người dân bị thu hồi đất sản xuất và được bồi thường với giá rẻ mạt

Mất đất sản xuất, đền bù rẻ mạt

Đưa con gái lớn đi qua khu vườn trồng nhãn, anh Quế thoáng thẫn thờ rồi cắm cúi rảo bước nhanh. Gần 2.000m2 vườn với 500 gốc nhãn, khoảng 2.000 gốc chanh ở thôn Khòn Phổ, xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn giờ là bãi đất ngổn ngang. 

Khu vườn bị thu hồi toàn bộ để thực hiện dự án Khu đô thị mới Mai Pha, TP. Lạng Sơn. Từ khi bị cưỡng chế hôm 16/5, việc chính của anh Quế là đưa đón 2 con gái đi học, phụng dưỡng mẹ già ngoài 80 tuổi. Gánh nặng kinh tế đổ dồn vào vai người vợ làm giáo viên cấp 2.

Ngoài lúc đưa đón con, anh Quế lang thang khắp nơi tìm việc làm, song thời buổi khó khăn, chẳng mấy người thuê. Nếu còn mảnh vườn, mỗi năm anh Quế thu về 70 triệu đồng. 

Quế không phải người duy nhất bị cưỡng chế, danh sách do UBND tỉnh Lạng Sơn công bố cho biết còn 24 hộ dân nữa với tổng diện tích hơn 21.000m2 đất lúa, đất vườn. Trong số này, có gia đình có tới 2 tấm bằng Tổ quốc ghi công. Tất cả giờ đây chỉ còn là bãi lổn nhổn đất san nền, không thể canh tác. 

“Ngày 11/5, chính quyền xã, thành phố gọi tôi lên đối thoại. Tôi không đồng ý vì đây là dự án dùng nhiều đất vào mục đích thương mại, phân lô bán nền, giá đền bù lại như thực hiện dự án công cộng. Sáng 16/5, khi tôi đang đưa con đi học thì nhận được điện thoại của người quen nói khu vườn của tôi đã bị cưỡng chế, không có biên bản”, anh Quế nói.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, dự án Khu đô thị mới Mai Pha có tổng diện tích 91,73ha, quy mô dân số 9.621 người. Trong đó, có 2.457 nhà liền kề, 264 biệt thự, 152 nhà thấp tầng theo kiểu chia lô và 2.100 căn hộ nhà ở xã hội cao tầng. 

Mất sạch tư liệu sản xuất, song giá đền bù cho những người dân ở đây chỉ là 70.000đ/m2, cộng thêm các khoản hỗ trợ thì mỗi m2 được 420.000đ.

Mặt khác, giá đền bù 70.000đ/m2 đất trồng lúa là theo “vị trí 1”, tức vị trí sát mặt đường. Các hộ có đất lúa, đất vườn nằm xa mặt đường, còn phải nhận đền bù ít hơn. Thấp nhất chỉ có 38.000đ/m2.

So sánh với các hộ dân ở lân cận dự án, giá đất đang được chào bán là 10 triệu đồng/m2. Nếu tính rẻ khu vườn của anh Quế với giá 5 triệu đồng/m2, thì lô đất này sau khi thực hiện dự án sẽ có giá 10 tỷ đồng. 

Dự án Khu đô thị Mai Pha thu hồi 18ha đất lúa nhưng cố ý lách luật để không báo cáo Thủ tướng.

Dự án Khu đô thị Mai Pha thu hồi 18ha đất lúa nhưng cố ý lách luật để không báo cáo Thủ tướng.

Khiếu kiện kéo dài

Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân xã Mai Pha nói họ hoàn toàn nhất trí với chủ trương thu hồi đất để xây dựng thành phố hiện đại hơn, song phải cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Theo thống kê của tỉnh Lạng Sơn, dự án này có tới 603 hộ dân và 3 tổ chức bị ảnh hưởng do thu hồi đất. 

“Nếu là để xây trường học, bệnh viện, đất quốc phòng an ninh hay nhà ở xã hội, chúng tôi rất đồng thuận. Đằng này doanh nghiệp được ưu ái để vào lấy đất giá rẻ, phân lô bán nền giá ca. Chúng tôi mất hết đất sản xuất mà chỉ được đền bù có vài chục nghìn đồng mỗi m2 thì thử hỏi ai chấp nhận nổi”, anh Quế nói.

Bức xúc không được giải đáp thỏa đáng, nhiều người dân xã Mai Pha kéo nhau xuống tận Hà Nội để khiếu kiện.

Sự việc căng thẳng đến mức Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, ông Hồ Tiến Thiệu, phải xuống Thủ đô đón dân về, kèm lời hứa: “Sẽ điều tra lại việc thống kê diện tích đất lúa, xem xét quy trình cưỡng chế. Tôi hứa với mọi người là bất cứ ai sai cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Sự uất ức của dân xã Mai Pha là có cơ sở. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều diện tích đất lúa đã bị thống kê thành “đất vườn”, khiến tổng diện tích đất lúa trong dự án được TP. Lạng Sơn trình lên tỉnh chỉ còn 7,89 ha.

Do diện tích dưới 10ha, nên thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án nằm trong tay tỉnh Lạng Sơn, không phải trình lên Thủ tướng. Tuy nhiên, TP. Lạng Sơn đã thống kê “nhầm” nhiều thửa đất trồng lúa thành đất vườn. Cụ thể, tại Bảng thống kê trình lên TP. Lạng Sơn hồi tháng 8/2020, hộ bà Ba Thị Vàng, có 1.798m2 đất trồng lúa, song giới chức Lạng Sơn thống kê là “đất trồng cây hàng năm”.

Sai sót này về sau được chính Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, ông Nguyễn Quốc Đoàn kết luận: “Quá trình thực hiện dự án, các cơ quan Nhà nước còn có một số sai sót như thống kê đất lúa không chính xác”. Kết quả kiểm tra sau này cho thấy diện tích đất lúa bị thu hồi để thực hiện dự án là 18,39ha, thuộc diện phải trình Thủ tướng thẩm định. 

Tại buổi họp báo hôm 15/7, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết đơn vị này đã chỉ đã UBND TP. Lạng Sơn làm rõ trách nhiệm, tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật với tập thể, cá nhân. 

Đối với việc thống kê sai hơn 10ha đất lúa, quy trình cưỡng chế còn gây bức xúc, chưa được UBND tỉnh Lạng Sơn đề cập. Dự án thuộc diện phải trình Thủ tướng thẩm định, nghĩa là chưa thể thực hiện, song đất lúa, đất vườn của dân đã thu hồi giờ không thể canh tác. Nông dân còn phải đợi chờ đến bao giờ, quyền lợi hợp pháp của họ sẽ được đền bù thế nào, vẫn là câu hỏi chờ đợi tỉnh và thành phố Lạng Sơn trả lời.

Xem thêm
Người vay qua đời, khoản nợ có được xóa bỏ?

Khi người vay không may qua đời, khoản nợ vẫn tồn tại. Người thừa kế phải trả trong phạm vi di sản nhận được, trừ khi hợp đồng quy định khác.

Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Thái Bình: Khen thưởng Ban chuyên án phá đường dây lô đề nghìn tỷ

Công an tỉnh Thái Bình vừa tổ chức biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây lô đề quy mô hàng nghìn tỷ đồng do ông trùm ‘Tuấn chợ Gốc’ cầm đầu.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Điều tra bổ sung vụ nữ CEO Công ty Nhật Nam chiếm đoạt 4.816 tỷ đồng

Vũ Thị Thúy, nữ CEO Công ty Nhật Nam, bị cáo buộc lừa đảo 25.925 người, thu hơn 9.113 tỷ đồng, chi 4.297 tỷ để trả gốc và lãi, chiếm đoạt 4.816 tỷ đồng.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Bình luận mới nhất