| Hotline: 0983.970.780

Năng lực cộng đồng trong nuôi tôm nước lợ ở miền Trung còn nhiều hạn chế

[Bài 2]: Thiếu tổ cộng đồng giám sát

Thứ Hai 22/08/2022 , 07:59 (GMT+7)

Hiện vẫn còn nhiều vùng nuôi tôm theo kiểu ‘mạnh ai nấy làm’, không tuân thủ lịch thời vụ, mua tôm giống không có nguồn gốc… do không có tổ cộng đồng giám sát.

Vai trò của tổ cộng đồng trong nuôi tôm nước lợ

Hàng năm, Bình Định có đến gần 2.500ha diện tích thả nuôi tôm. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh là gần 1.120ha; nuôi quảng canh cải tiến là hơn 1.370ha. Sản lượng tôm nước lợ đạt khoảng 9.750 tấn.

Người nuôi tôm ở Bình Định thả cá rô phi vào ao nuôi để cá dọn sạch môi trường nguồn nước. Ảnh: V.Đ.T.

Người nuôi tôm ở Bình Định thả cá rô phi vào ao nuôi để cá dọn sạch môi trường nguồn nước. Ảnh: V.Đ.T.

Bình Định hình thành nhiều vùng nuôi tôm tại các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, thị xã Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn.Tính đến nay, ngành chức năng Bình Định đã thành lập được 6 ban quản lý vùng nuôi, để tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ mang tính đồng bộ cao và an toàn sinh học và cấp 6 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản.

Bình Định cũng đã đầu tư, nâng cấp 3 cơ sở hạ tầng vùng nuôi gồm mương cấp, thoát nước; ao xử lý chất thải cho vùng nuôi đa dạng hóa ở xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ) với diện tích 60ha; vùng nuôi an toàn sinh học Công Lương, xã Hoài Mỹ (thị xã Hoài Nhơn) với diện tích 19ha; vùng nuôi an toàn sinh học Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) với diện tích 24ha. Đây là nỗ lực của ngành thủy sản Bình Định, thế nhưng so với diện tích nuôi tôm trên địa bàn thì chưa “bõ bèn” gì.

Theo ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Bình Định, thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về thực hiện bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Bình Định giai đoạn 2016-2020, Chi cục đã triển khai, thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Vùng nuôi tôm Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) hình thành tổ cộng đồng cùng giám sát nhau trong quá trình nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Vùng nuôi tôm Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) hình thành tổ cộng đồng cùng giám sát nhau trong quá trình nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Hàng năm, Chi cục kịp thời phổ biến lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ của Sở NN-PTNT và chỉ thị về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thủy sản của UBND tỉnh Bình Định tới cộng đồng người nuôi trên địa bàn tỉnh; khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm thân thiện môi trường; thành lập và duy trì hoạt động theo quy ước của các tổ, nhóm cộng đồng đối với nghề nuôi trồng thủy sản.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức lại các hộ nuôi trồng thủy sản theo hình thức hợp tác, liên kết thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm, hình thành từng vùng nuôi tập trung có nội quy, quy chế quản lý cộng đồng nhằm tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất”, ông Nguyễn Công Bình chia sẻ.

Hệ lụy của nuôi tôm thiếu tổ cộng đồng giám sát

Nếu như ở những địa phương khác, việc hình thành các tổ giám sát cộng đồng, cùng nhau thực hiện theo đúng quy trình, thời vụ nuôi, kiểm soát được môi trường nuôi và xử lý nước thải thì ở Quảng Nam hiện nay vẫn chưa có địa phương nào thực hiện được.

Do thiếu tổ cộng đồng giám sát, nên ở Quảng Nam hiện nay xảy ra tình trạng các hộ nuôi tự nhận định tình hình thị trường rồi thả giống vào những thời điểm khác nhau, liều lĩnh đánh cược với thời tiết, khí hậu. Nếu thuận lợi thì có lãi nhiều hơn còn khi bất trắc sẽ đối diện với nguy cơ mất trắng. Do đó, dẫn đến nhiều thời điểm hộ này vừa thu hoạch, xả thải nguồn nước nuôi ra môi trường trong khi hộ nuôi khác lại lấy nước vào ao nuôi vụ mới, khó kiểm soát.

Các hộ nuôi tôm ở Quảng Nam ngày càng nhận thức được vai trò của việc đảm bảo môi trường sống tốt sẽ tăng được hiệu quả của nghề nuôi tôm. Ảnh: L.K.

Các hộ nuôi tôm ở Quảng Nam ngày càng nhận thức được vai trò của việc đảm bảo môi trường sống tốt sẽ tăng được hiệu quả của nghề nuôi tôm. Ảnh: L.K.

“Nếu có thể thành lập được các tổ giám sát cộng đồng thì rất tốt. Khi đó, các hộ nuôi không những sẽ tuân thủ được lịch thời vụ mà sẽ cùng thực hiện được chung 1 quy trình nuôi, khắc phục được những nhược điểm hiện nay như thả nuôi khác thời điểm, xả thải không được kiểm soát… từ đó môi trường nuôi sẽ được đảm bảo hơn”, ông Nguyễn Xuân Uy, Phó chủ tịch UBND xã Tam Tiến (huyện Núi Thành, Quảng Nam), nói.

Cũng bởi do không có tổ cộng đồng giám sát nên người nuôi tôm nước lợ ở Khánh Hòa cũng mạnh ai nấy làm. Ông Phạm Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho rằng, nguyên nhân việc nuôi không thuận lợi là do hệ thống kênh lạch lấy tiêu thoát nước không đảm bảo. Cũng như hệ thống nước trong môi trường chung tại vùng nuôi trong xã là từ đầm Nha Phu hiện cũng bị ô nhiễm. Bởi các hộ nuôi vẹm trên đầm tự do cắm cọc nuôi làm cản trở dòng thủy triều lưu thông nguồn nước.

Đối với tình trạng người nuôi tự ý xả thải ra môi trường khi tôm bị dịch bệnh, ông Khánh thừa nhận, các hộ nuôi quảng canh khi xảy ra dịch bệnh họ không thông báo chính quyền địa phương mà tự ý xả thẳng xuống kênh mương.

Còn ông Trịnh Văn Trí, Chủ tịch UBND xã Ninh Lộc (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) thì cho biết, người nuôi chưa ý thức bảo vệ môi trường, mạnh ai nấy xả mà cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, đường thu gom nước thải thiếu nên nuôi không hiệu quả. Đây là vấn đề nhức nhối của địa phương từ nhiều năm nay dù đã tuyên truyền bà con nuôi theo lịch thời vụ. Cũng như khuyến cáo người nuôi trong quá trình nuôi nếu xảy ra dịch bệnh phải báo cáo địa phương để xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

“Tuy nhiên thực tế, người nuôi không tuân thủ xả thải lén lút nên địa phương không bắt được, thậm chí các hộ nuôi xung quanh cũng không biết. Đến khi họ xả xong rồi, vài ngày sau các ao nuôi tôm xung quanh đều bị chết, người dân mới biết tố cáo, nhưng chính quyền không có cơ sở để xử phạt”, ông Trí bộc bạch.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm