| Hotline: 0983.970.780

Vị thế cây rau màu trên đất Tiền Giang

[Bài 3] - Tập trung sản xuất rau màu phục vụ Tết

Thứ Tư 03/11/2021 , 10:14 (GMT+7)

Tiền Giang đang tập trung tháo gỡ khó khăn, tăng cường sản xuất rau màu vụ Đông Xuân phục vụ Tết Nguyên đán 2022, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân.

Lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần lúa

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai vùng khó khăn, các địa phương trong tỉnh Tiền Giang chú trọng trồng rau màu theo các mô hình luân canh, xen canh, đưa rau màu xuống chân ruộng, trồng theo hướng an toàn VietGAP; đồng thời tạo nguồn hàng hóa cung ứng thị trường tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Tiền Giang chú trọng trồng rau màu theo các mô hình luân canh, xen canh, đưa rau màu xuống chân ruộng, trồng theo hướng an toàn VietGAP. Ảnh: Trần Trung.

Tiền Giang chú trọng trồng rau màu theo các mô hình luân canh, xen canh, đưa rau màu xuống chân ruộng, trồng theo hướng an toàn VietGAP. Ảnh: Trần Trung.

Là huyện đầu nguồn vùng kiểm soát lũ của tỉnh Tiền Giang, huyện Cái Bè có lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là địa phương quan tâm phát phiển theo hướng đa dạng hóa cây trồng trên nền đất lúa, mở rộng diện tích trồng rau màu nhằm giúp nông dân tăng thu nhập, ổn định sản xuất.

Vụ Hè thu năm 2021, nông dân huyện Cái Bè đã xuống giống 2.637 ha rau màu các loại, trong đó có gần 400 ha rau màu trồng trên chân ruộng. Nông dân đã thu hoạch trên 2.400 ha, năng suất bình quân khoảng 20 tấn/ha và sản lượng trên 48.000 tấn rau màu các loại cung ứng thị trường.

Trong vụ Đông Xuân 2021 - 2022, huyện này có kế hoạch xuống giống trên 3.300 ha rau màu, trong đó có 350 ha trồng trên chân ruộng, sản lượng dự kiến gần 66.000 tấn rau màu các loại.

Phòng NN-PTNT huyện Cái Bè phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp tổ chức chuyển giao KHKT, khuyến khích nông dân sử dụng những giống rau màu mới có nhiều ưu điểm về năng suất, sản lượng, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhiều kỹ thuật canh tác mới cũng được đưa vào sản xuất thâm canh rau màu như trồng rau trong nhà lưới, nhà màng, lắp đặt hệ thống tưới phun tự động tiết kiệm nước, áp dụng IPM và sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học trong quá trình canh tác.

Các địa phương khuyến khích nông dân sử dụng những giống rau màu mới có nhiều ưu điểm về năng suất, sản lượng, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: Trần Trung.

Các địa phương khuyến khích nông dân sử dụng những giống rau màu mới có nhiều ưu điểm về năng suất, sản lượng, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, huyện Cái Bè đã triển khai dự án “Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng trong canh tác dưa lưới” trong nỗ lực phổ cập rộng rãi khoa học - công nghệ, nâng cao trình độ canh tác cho nông dân địa phương.

Theo khảo sát của Phòng NN-PTNT huyện Cái Bè, trồng các loại rau màu mang lại lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa năng suất cao. Đây là yếu tố thuận lợi và địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau màu ở những địa bàn khó khăn để vừa thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa mang lại nguồn lợi kinh tế quan trọng cho nông dân trong thời điểm hiện nay.

Qua đó, tạo cơ cấu sản xuất đa dạng và mang lại hiệu quả cao, giúp nông nghiệp - nông thôn đổi mới và nông dân đổi đời. Năm 2021, ngành hàng rau màu của huyện Cái bè nói riêng, tỉnh Tiền Giang nói chung đã đối diện với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành nên hoạt động trên lĩnh vực rau màu đã đạt được kết quả khả quan.

Trồng rau chất lượng cao phục vụ Tết

Theo Ngành NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, tỉnh dự kiến xuống giống rau màu trong các tháng còn lại của năm 2021 với tổng diện tích trên 13.000 ha, cho sản lượng thu hoạch vào khoảng 250.000 tấn sản phẩm các loại.

Tiền Giang định hướng bố trí đất đai, tuyển chọn giống rau màu phù hợp, tăng diện tích gieo trồng các loại rau màu có thời gian sinh trưởng dài ngày và kịp thu hoạch phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới. Ảnh: Trần Trung.

Tiền Giang định hướng bố trí đất đai, tuyển chọn giống rau màu phù hợp, tăng diện tích gieo trồng các loại rau màu có thời gian sinh trưởng dài ngày và kịp thu hoạch phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới. Ảnh: Trần Trung.

Để giúp nông dân sản xuất vụ rau màu cuối năm thắng lợi, các địa phương trong tỉnh định hướng bố trí đất đai, tuyển chọn giống rau màu phù hợp, tăng diện tích gieo trồng các loại rau màu có thời gian sinh trưởng dài ngày và kịp thu hoạch phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới. Đồng thời, cân đối giữa các giống rau ăn lá, ăn quả, ăn củ đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm bán có giá, đầu ra thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo đó, ngành chức năng khuyến cáo các chủng loại rau ăn lá nên chiếm 64%, rau ăn quả chiếm 25%, rau ăn củ chiếm khoảng 5%, còn lại là các chủng loại rau màu khác. Ngoài ra, diện tích xuống giống cũng phân chia hợp lý theo từng tháng để cho thu hoạch rải vụ quanh năm, tránh tình trạng thu hoạch dồn dập trong cùng một thời điểm nhất định khiến cung vượt cầu, đầu ra nông sản khó khăn, giá cả bấp bênh…

Nông dân chủ động xuống giống rau, phân chia hợp lý theo từng tháng để cho thu hoạch rau rải vụ quanh năm, tránh tình trạng thu hoạch dồn dập trong cùng một thời điểm nhất định khiến cung vượt cầu. Ảnh: Trần Trung.

Nông dân chủ động xuống giống rau, phân chia hợp lý theo từng tháng để cho thu hoạch rau rải vụ quanh năm, tránh tình trạng thu hoạch dồn dập trong cùng một thời điểm nhất định khiến cung vượt cầu. Ảnh: Trần Trung.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, để bảo đảm hiệu quả bền vững của cây rau màu - một trong những thế mạnh của ngành trồng trọt địa phương, ngành nông nghiệp chú trọng công tác điều tiết sản xuất gắn với phát triển các mô hình kinh tế tập thể như: Hợp tác xã,  tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra ổn định, nông dân có lợi.

Đồng thời, lưu ý bà con không mở rộng diện tích các loại rau gia vị như: Rau diếp cá, ngò gai,... nếu không có hợp đồng tiêu thụ. Đối với dưa hấu vụ Đông Xuân, nông dân cũng chú trọng phân bố hợp lý lịch thời vụ xuống giống để cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán trên diện tích từ 500 - 700 ha, số còn lại nên bố trí thu hoạch dịp Noel hoặc trước và sau Tết Nguyên đán nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu.

Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết: Nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tiếp tục được tỉnh triển khai sâu rộng trong vụ rau màu Đông Xuân năm 2021 - 2022 như: Chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến theo IPM, trồng rau trong nhà màng, nhà lưới; sử dụng màng phủ nông nghiệp, phân hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất,… nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ nhu cầu thị trường cuối năm và mùa Tết Nguyên đán.

Tiền Giang hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng rau trong nhà màng, nhà lưới; sử dụng màng phủ nông nghiệp, phân hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất,… nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ảnh: Trần Trung.

Tiền Giang hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng rau trong nhà màng, nhà lưới; sử dụng màng phủ nông nghiệp, phân hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất,… nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ảnh: Trần Trung.

Theo ông Mẫn, từ những kết quả ứng dụng KHKT đã đạt được trong thời gian qua, ngành rau màu của tỉnh Tiền Giang tiếp tục phát huy thế mạnh do vấn đề an toàn thực phẩm đang được các nhà thu mua đến người tiêu dùng rất quan tâm.

Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cao vào sản xuất rau màu nhằm nâng cao và phát triển ngành rau an toàn cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Hơn nữa, giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, sản phẩm an toàn chất lượng, góp phần tăng lợi nhuận trong sản xuất và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường...

‘Từ đầu năm đến nay, nông dân tỉnh Tiền Giang trồng được gần 52.000 ha rau màu các loại, đạt gần 83% chỉ tiêu cả năm và tăng 6,6% so cùng kỳ năm trước, sản lượng thu hoạch được khoảng 960.000 tấn rau màu các loại. Toàn tỉnh phấn đấu trong năm 2021 đạt sản lượng rau màu các loại từ 1,1 - 1,2 triệu tấn sản phẩm cung ứng cho thị trường’, ông Nguyễn Văn Mẫn chia sẻ.

  • Tags:
Xem thêm
Không thiếu quất, bưởi cảnh trưng Tết

Hưng Yên Tác động tiêu cực của mưa, bão làm gia tăng chi phí chăm sóc nên các dòng quất cảnh, bưởi cảnh tại Văn Giang có giá bán cao hơn so với mọi năm.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

Vinachem vừa ban hành Quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tập đoàn giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.