| Hotline: 0983.970.780

Đánh thức tiềm năng miền biên viễn

[Bài 3]: Tạo khí thế mới cho sâm Lai Châu

Thứ Năm 06/04/2023 , 08:32 (GMT+7)

Dù được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ban hành hướng dẫn về kỹ thuật, mặt hàng sâm vẫn chờ thêm động lực để vươn mình thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đi bộ nhanh hơn xe máy

Từ trung tâm thị trấn Tam Đường tới vườn trồng sâm của ông Phạm Văn Ngọc chỉ chừng hơn 10 km. Dặn dò kỹ lối rẽ từ quốc lộ 4D, cho tới khúc ngoặt qua UBND xã Giang Ma, đến cả vài kilomet đường núi ngoằn ngoèo chìm trong sương, ông Ngọc chốt lại: “Nhớ đi bộ, chứ đừng đi xe máy nhé”.

ong-chi-Le-Minh-Hoan---Bo.-trng-Bo.-Nong-nghie.p-va-Phat-trien-nong-thon-trao-Bng-Bo-ho.-giong-cay-trong-Sam-Lai-Chau-cho-tnh-Lai-Chau

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao Bằng Bảo hộ giống cây trồng Sâm Lai Châu cho tỉnh Lai Châu. Ảnh: Đinh Tùng

Hỏi thêm mới biết, đường lên đỉnh núi của bản Xin Chải toàn đường đất, có nơi dốc đến 15-20 độ. Thỉnh thoảng, đường ống dẫn nước bị vỡ, thủng, nước chảy lênh láng mặt đường, tạo thành những vũng lớn. Xe máy chở nặng rất khó lên nếu chẳng may bị ngập. Chưa kể nhiều đoạn, đường trơn tuột. Muốn đi xe lên chỉ có nước dắt bộ. “Đi bộ thì một tiếng, còn xe máy có khi hai tiếng đấy”, ông Ngọc nói to ở đầu dây điện thoại bên kia, như thể sợ chúng tôi vì một phút dại dột lại tặc lưỡi muốn thử cảm giác đổ đèo.

Nghe lời ông, chúng tôi mượn ủng của Phòng Nông nghiệp huyện Tam Đường rồi cuốc bộ khoảng hơn một tiếng mới đến chân vườn. Trời tháng Ba còn tương đối mát, càng lên cao, không khí càng thoáng đãng, nhưng lưng áo ai cũng đẫm mồ hôi.

Đón chúng tôi bằng nụ cười tươi, ông Ngọc vồn vã như thể muốn giải thích: Muốn phát triển tốt và lượng saponin cao, sâm phải được trồng dưới tán rừng ở độ cao khoảng 1.400m. Ngoài ra, vườn trồng còn phải đảm bảo được một số yêu cầu thêm như nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, không quá xa đường lớn, có thể chủ động được nguồn nước tưới và đảm bảo được lượng nhân công nhất định.

Theo chủ vườn, trước khi “định cư” vườn sâm tại bản Xin Chải, ông đã đi khắp 7 huyện của tỉnh Lai Châu, khảo sát rất nhiều ngọn núi nhưng hoặc không hợp thổ nhưỡng, hoặc thiếu phương tiện vận chuyển. Ông chọn địa điểm này vì là tổng hòa của nhiều yếu tố, cũng bởi mong muốn phát triển được giống sâm Lai Châu phù hợp nhất khi đưa vào sản xuất trong thực tiễn.

BATA5407

Hình thái quả sâm Lai Châu khi chín có màu đỏ có chấm đen ở đầu quả, giống với sâm Ngọc Linh, còn tam thất hoang khi chín có màu đỏ, không có chấm đen. Ảnh: Đinh Tùng

Sau khoảng gần 10 năm tìm tòi, thử nghiệm, cơ sở trồng sâm Lai Châu của ông Ngọc đã cho thành quả bước đầu. Cây cho sản lượng, năng suất khá. Mỗi năm, sâm mọc thêm chừng 1-2 cm. Quả nhiều hạt. Các cây được đánh số theo luống một cách rõ ràng để phân biệt, theo dõi. Thời gian tới, sau khi ổn định được bộ giống, ông Ngọc dự định mở rộng cơ sở để cung cấp giống ra thị trường. Để thực hiện giấc mơ ấy, cơ sở của ông hiện được những kỹ sư chuyên ngành trực tiếp chăm sóc, theo dõi hàng ngày.

Ông Ngọc chỉ là một trong số khá nhiều hộ bước vào con đường phục tráng nguồn gene của giống sâm Lai Châu quý hiếm. Cũng tại bản Xin Chải, ông Phàn A Sơn đã tổ chức liên kết với 4 hộ dân ở TP. Lai Châu và Thủ đô Hà Nội đầu tư mô hình ươm và trồng giống sâm trên diện tích khoảng 1ha. Theo lời ông, từ cách đây khoảng 6-7 năm, khoảng 500 cây sâm từ 5-10 năm tuổi đã được thu mua để trồng, chăm sóc và thu hoạch hạt giống. Trong quá trình chọn tạo, cơ sở của ông sẽ bán lá, thân, cành sâm… giúp giải bài toán thu nhập trước mắt.

Song song với đó, ông Sơn và nhiều vườn trồng sâm Lai Châu khác đều kết hợp trồng xen một số loài cây quý như vũ diệp, thất diệp và tam thất hoang để tạo thêm kinh tế. Tính riêng năm 2022, gia đình ông Sơn thu nhập tới 400 triệu đồng và tạo việc làm ổn định cho 15 - 20 lao động tại vườn ươm.

Hiện có 3 mô hình trồng sâm chính là: công nghệ cao trong nhà màng hiện đại, nhà màng lưới đen đơn giản và bán tự nhiên dưới tán rừng. Mỗi mô hình đều có ưu, nhược điểm riêng. Với mô hình nhà màng hiện đại, cây trồng có thể chuyên canh mật độ cao, đảm bảo tính đồng nhất, dễ trồng, dễ chăm sóc và thu hoạch; nhưng chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cao, cần mặt bằng lớn và bằng phẳng. Đó là điều khó ở độ cao trên 1.400m, cũng như khi áp dụng cho nông hộ sản xuất.

Mô hình bán tự nhiên dưới tán rừng có chi phí ban đầu thấp, phù hợp với những nông hộ có sẵn diện tích. Nhược điểm là công tác quản lý, bảo vệ gặp nhiều khó khăn; cây trồng mật độ không cao, phân tán nhỏ lẻ do địa hình phức tạp. Những điều này dễ dẫn đến hao hụt do các yếu tố bất lợi của môi trường.

nhieu_dien_tich_sam_lai_chau_do_nguoi_dan_trong_tu_phat_dang_phat_trien_tot

Nhiều diện tích trồng sâm Lai Châu do người dân trồng tự phát đang phát triển tốt. Ảnh: Đinh Tùng

Giải pháp bền vững cho cây sâm

Sâm Lai Châu là loài có giá trị kinh tế cao, giá bán tăng theo kích thước và trọng lượng củ, tùy thuộc vào hình dáng, số tuổi cây. Trung bình sâm Lai Châu có giá bán 20-30 triệu đồng/kg, loại củ to trên 100gr, giá bán khoảng 50-60 triệu đồng. Một củ sâm sâm Lai Châu 10 năm tuổi thậm chí có thể được rao bán với giá hàng trăm triệu đồng.

Công bố của Viện Dược liệu Việt Nam cho thấy, sâm Lai Châu khoảng 5 năm tuổi có hàm lượng saponin cao bậc nhất, không chỉ trong nước mà còn trên thế giới, đặc biệt là hàm lượng MR2 – một chất chống ung thư. Là loài cây đặc hữu, nhưng việc áp dụng khoa học công nghệ vào gieo trồng, khai thác và chế biến cây sâm chưa tương xứng với giá trị, tiềm năng.

Nguyên nhân một phần bởi chúng có phân bố hẹp trên dãy núi Pu Si Lung, thuộc huyện Mường Tè gần giáp biên giới Trung Quốc như Pa Vệ Sử, Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ; và dãy núi Pu Sam Cáp, nằm giữa các huyện Sìn Hồ (Nậm Tăm, Pu Sam Cáp) và Tam Đường (Khun Há, Bản Giang, Hồ Thầu).

Ý thức được vấn đề này, Sở NN-PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh Lai Châu nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp vào đầu tư, hợp tác, liên kết trong sản xuất cây sâm như hỗ trợ một lần chi phí mua giống và giá phân bón, thuốc BVTV…Phó Giám đốc Sở, ông Nguyễn Trọng Lịch cho biết, tỉnh đã xác định được trên 30.000 ha phù hợp cho phát triển sâm Lai Châu, trong đó có 17.000 ha ở mức “rất thích hợp”. Đồng thời, tỉnh đã bảo tồn được 3 vườn cây mẹ ngoài tự nhiên và gây trồng trên hàng chục nghìn cây mô hình.

BATA5435

Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Tam Đường thăm vườn ươm cây giống của cơ sở ông Phạm Văn Ngọc. Ảnh: Đinh Tùng

Đến nay, sâm Lai Châu đã được Cục Trồng trọt cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng; xây dựng và ban hành hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế, bảo quản. Cùng với các HTX, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư, liên kết thực hiện nhân giống, bảo tồn, phát triển sâm Lai Châu tại các vùng có phân bố tự nhiên, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tới trực tiếp khảo sát và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại mảnh đất ở cực Tây Bắc.

Ông Ngô Tân Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Sâm Lai Châu cho biết, bên cạnh trăn trở về giống, sâm Lai Châu còn gặp khó ở khâu chế biến khi chưa có sản phẩm chế biến sâu. Hiện một công ty thành viên của hiệp hội tự tổ chức đề tài nghiên cứu các tính chất, công dụng, thành phần, liều lượng sử dụng của sâm Lai Châu. Sau khi hoàn thành, dự kiến sớm nhất là cuối năm 2023, các cơ sở mới có thể đầu tư nghiên cứu tiếp ra các sản phẩm chế biến sâu phục vụ thị trường.

Hồi tháng 11/2022, trong khuôn khổ Hội chợ Sâm Lai Châu, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã trao Bằng Bảo hộ giống cây trồng đối với cây sâm Lai Châu cho UBND tỉnh. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trao Quyết định chấp nhận hợp lệ nhãn hiệu chứng nhận “Sâm Lai Châu” cho tỉnh. Đây là nguồn cổ vũ để những người trồng sâm vững bước trong việc đưa loài cây này phát triển bền vững thời gian tới.

UBND Lai Châu đã ban hành Kế hoạch phát triển sâm Lai Châu giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tập trung phát triển vùng trồng sâm khoảng 3.000 ha gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm