| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược thích ứng dài hơi cho Đồng bằng

Bài 5: Liên kết để phát triển

Thứ Hai 24/05/2021 , 11:11 (GMT+7)

Tỉnh Bến Tre để thực hiện liên kết với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tiểu vùng Đồng Tháp Mười và Tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL.

Tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn và hàng trăm kênh rạch chia cắt nên hệ thống giao thông vận tải đường bộ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn và hàng trăm kênh rạch chia cắt nên hệ thống giao thông vận tải đường bộ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong “8G” chữ G thứ tư của Thủ tướng đúc kết NQ 120 là “Gắn”, tức gắn kết. Gắn kết từ Trung ương đến địa phương. Gắn kết nội vùng. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, còn đi xa thì phải đi cùng nhau”, Thủ tướng nói.

Hoàn thiện nhưng chưa theo kịp nhu cầu

Ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Bến Tre được hình thành bởi 3 dãy cù lao An Hoá, cù lao Bảo và cù lao Minh. Tỉnh có 4 con sông lớn và hàng trăm kênh rạch chia cắt nên hệ thống giao thông vận tải đường bộ gặp nhiều khó khăn.

Qua gần 9 năm triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải, hệ thống giao thông tuy từng bước hoàn thiện nhưng chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng bến cảng có quy mô nhỏ chủ yếu để xếp dỡ hàng hoá phục vụ cho nhu cầu của đơn vị, chưa phát huy, kết hợp được lợi thế của từng phương thức vận tải, nhất là vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ, giữa đường bộ và đường thuỷ.

Tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý là 6 tuyến với tổng chiều dài trên 311km, tỉnh quản lý 190 tuyến với chiều dài 909 km. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý là 6 tuyến với tổng chiều dài trên 311km, tỉnh quản lý 190 tuyến với chiều dài 909 km. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư đồng bộ. Nhiều công trình lớn, quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Đã cơ bản giải quyết xong việc xóa cầu yếu trên tất cả các tuyến. Giao thông nông thôn phát triển nhanh với hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện từng bước được hoàn chỉnh và bảo đảm kết nối gữa các đô thị, trung tâm thương mại - dịch vụ, các khu/cụm công nghiệp (CCN), vùng và khu vực sản xuất nông nghiệp, các đầu mối giao thông của địa phương. Hệ thống đường giao thông nông thôn cũng góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và người dân.

Kết cấu hạ tầng thủy lợi được ưu tiên đầu tư, đặc biệt là các dự án hệ thống thủy lợi Bắc và Nam Bến Tre, các công trình cấp bách, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư. Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 47 công trình phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp. Qua đó góp phần phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và hạn chế tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển và ổn định dân sinh.

Đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông nối liền các huyện biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (giai đoạn 2). Ảnh: Minh Đảm.

Đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông nối liền các huyện biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (giai đoạn 2). Ảnh: Minh Đảm.

Lĩnh vực giao thông: Đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2. Trục động lực hạ tầng ven biển (từ TP. Hồ Chí Minh qua Bến Tre đến Kiên Giang). Đường từ vòng xoay An Khánh (QL.60) đến KCN Phú Thuận (ĐT.DK.07) liên huyện Châu Thành - Bình Đại. Đường Bắc Nam phục vụ KCN Phú Thuận và CCN Phong Nẫm (ĐT.DK.08). Nâng cấp, mở rộng QL.57 đoạn từ thị trấn Mỏ Cày đến Khâu Băng (huyện Thạnh Phú). Huyện lộ 17 Mỏ Cày Nam - Thạnh Phú và các trục giao thông kết nối các CCN, khu, điểm du lịch, các vùng sản xuất nông nghiệp lớn...

Lĩnh vực thủy lợi: Đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông nối liền các huyện biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (giai đoạn 2). Hoàn thiện 2 hệ thống thủy lợi Nam và hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (bao gồm các dự án do JICA tài trợ). Tuyến đê bao chống ngập kiểm soát mặn trữ ngọt kết hợp đường giao thông xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Xây dựng các hồ chứa nước ngọt tại các huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại.

Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang cho biết:  Thực hiện Quyết định 941 ngày 25-6-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2585 ngày 30-9-2015 về việc thành lập Tổ điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2020.

Trên cơ sở đó, tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với TP HCM (Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhiệm kỳ 2015 - 2016 và tiếp tục cho giai đoạn 2017 - 2020), các tỉnh trong vùng xây dựng và triển khai Nghị quyết về những nhiệm vụ trọng tâm Hội đồng vùng nhiệm kỳ 2015 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2018, xây dựng các Đề án cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam...

Bến Tre tăng cường liên kết phát triển với các tỉnh, thành trong vùng, nhất là với TP. HCM, UBND tỉnh Tiền Giang đã ký thỏa thuận hợp tác với UBND TP. HCM về hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bến Tre tăng cường liên kết phát triển với các tỉnh, thành trong vùng, nhất là với TP. HCM, UBND tỉnh Tiền Giang đã ký thỏa thuận hợp tác với UBND TP. HCM về hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng thời, để tăng cường liên kết phát triển với các tỉnh, thành trong vùng, nhất là với TP. HCM, UBND tỉnh Tiền Giang đã ký thỏa thuận hợp tác với UBND TP. HCM về hợp tác phát triển kinh tế - xã hội trên 14 lĩnh vực (thu hút đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, thương mại, du lịch, thông tin và truyền thông, giao thông, xây dựng, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động và việc làm, tài nguyên và môi trường, đối ngoại). Ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Kinh tế TP. HCM trên các lĩnh vực như: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, tư vấn chính sách, phản biện chính sách và các hoạt động hợp tác khác.

Ngoài ra, tỉnh đang nghiên cứu triển khai một số đề án của tỉnh để thực hiện liên kết với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tiểu vùng Đồng Tháp Mười và Tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL.

Bạc Liêu thích ứng với BĐKH và nước biển dâng đến năm 2030

Ông Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Thực hiện kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 6/7/2020 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu đã lập điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông thủy – bộ tỉnh Bạc Liêu thích ứng với BĐKH và nước biển dâng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Qua đó, triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, đảm bảo kết nối với các tuyến quốc lộ, các trung tâm kinh tế, các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp người dân thuận tiện lưu thông hàng hóa, hành khách thông suốt. Từ 2018 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện 145 công trình đường giao thông, với tổng chiều dài hơn 147km, 295 cầu giao thông, với tổng chiều dài gần 5km. Trong đó, có một số tuyến đường trọng yếu như: Giá Rai – Gành Hào (giai đoạn 2), Hộ Phòng – Gành Hào, Vĩnh Mỹ - Phước Long, Giồng Nhãn – Gành Hào, Bạc Liêu – Hưng Thành, Cao Văn Lầu và các tuyến đường ô tô chạy về trung tâm xã.

Trà Vinh ký liên kết tiểu vùng ở ĐBSCL trên 8 lĩnh vực

Ông Châu Văn Hoà, Giám đốc Sở KHĐT Trà Vinh cho biết: Ngày 22/2/2018, Tỉnh ủy 4 tỉnh: Bến Tre - Tiền Giang - Vĩnh Long - Trà Vinh ký Biên bản ghi nhớ Đề án Liên kết phát triển toàn diện Tiểu vùng duyên hải phía Đông ĐBSCL.

Trong khuôn khổ Biên bản ký kết của lãnh đạo các tỉnh trong tiểu vùng liên kết trên 8 lĩnh vực, gồm: Liên kết phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực. Liên kết về phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông thủy - bộ, logistic, thủy lợi. Liên kết về quy hoạch vùng sản xuất, nhất là các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của các địa phương. Liên kết về bảo vệ, quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên (trong đó, có tài nguyên cát, tài nguyên nước). Liên kết trong xúc tiến mời gọi hợp tác đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và xúc tiến thương mại, du lịch. Liên kết xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển bền vững Tiểu vùng. Liên kết để xây dựng các chương trình, dự án chung của Tiểu vùng liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo vệ nguồn nước. Liên kết phát triển nguồn nhân lực.

Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.