| Hotline: 0983.970.780

Bài báo giật gân hay chuyện tam sao thất bản!

Thứ Tư 05/05/2010 , 07:15 (GMT+7)

Ngày 16/4/2010 trên trang web của “Giọng nói của nước Nga” (The voice of Russia) có đăng một bài về sản phẩm biến đổi gen với tựa đề “Nước Nga nói sản phẩm biến đổn gen là có hại” (Russia says genetically modified foods are harmful)...

Ảnh minh họa
Ngày 16/4/2010 trên trang web của “Giọng nói của nước Nga” (The voice of Russia) có đăng một bài về sản phẩm biến đổi gen với tựa đề “Nước Nga nói sản phẩm biến đổn gen là có hại” (Russia says genetically modified foods are harmful).

Sau đó mấy ngày (20/4) Jeffrey Smith có đăng lại bài đó trên báo huffington post với tựa đề hơi khác đi và đến ngày 21/4 một tờ báo mạng của Việt Nam dịch lại bài đó với tên giật gân hơn: Nga tuyên bố thực phẩm biến đổi gene là độc hại.

Chúng tôi đã kiểm tra các nguồn thông tin về bài báo và được biết tác giả của câu tuyên bố được dẫn trong bài viết là của Tiến sĩ Alexei Surov, làm việc tại Viện nghiên cứu Sinh thái và Phát triển Severtsov. Từ các nguồn tin mà chúng tôi đã kiểm tra, cùng với kiến thức của một nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tôi xin được có một số nhận xét và phản hồi về bài viết đăng trên báo mạng VN như sau:

Trong bài báo gốc của “Giọng nói của nước Nga” đưa tin: Nhân ngày đầu tiên của Tháng bảo vệ môi trường, Dr Alexei Surov có phát biểu là một số kết quả sơ bộ (chưa được đăng trên bất cứ tạp chí khoa học nào) cho thấy chuột ăn sản phẩm biến đổi gen có đẻ ít hơn so với chuột đối chứng ở thế hệ thứ ba… Chúng tôi không tìm thấy bất cứ thông tin nào có đưa tin tác giả này tuyên bố ở đâu trong điều kiện nào (quán cà phê hay hội nghị, hội thảo nào?). Chúng tôi đang liên lạc trực tiếp với tác giả nhưng chưa có hồi âm.

Khi kiểm tra những bài báo của các nhà nghiên cứu ở viện mà ông Surov làm việc (Severtsov institute of Ecology and Evolution) thì không có bất kì một bài báo nào đứng tên ông Surov mà cũng không có một bài nào có nội dung tương tự. Do vậy thông tin trên là một thông tin chưa có một bằng chứng khoa học và theo chúng tôi là thiếu chính xác.

Tên bài báo là: Nga tuyên bố…. Thực chất các bài báo đưa lại tin trên đều viết: một người Nga (Dr Alexei Surov) có nói rằng… Ở đây tôi muốn bàn đến chuyện một người Nga nói rằng… được thay bằng Nga tuyên bố… (có thể hiểu rằng "chính phủ Nga tuyên bố"). Mức độ nghiêm trọng thực sự không chỉ “tam sao thất bản” mà theo tôi đó là một sự xuyên tạc tung tin thất thiệt một cách vô trách nhiệm. Những tuyên bố kiểu này làm chúng ta nhớ lại cách đây không lâu có báo đã đưa tin thất thiệt "ăn bưởi gây ung thư" làm cho bao nhiêu nhà trồng bưởi của nước ta điêu đứng.

Thông tin được đưa là các kết quả nghiên cứu của TS Surov: “Kết luận của các chuyên gia Nga cũng trùng hợp với kết luận của các đồng nghiệp ở Pháp và Áo. Khi chứng minh được rằng ngô biến đổi gene gây hại cho động vật có vú, Pháp đã ngay lập tức cấm việc sản xuất và buôn bán sản phẩm này”.

Thực chất chính phủ Pháp chưa bao giờ ra lệnh cấm sản xuất và buôn bán các sản phẩm ngô biến đổi gen mà ngược lại vừa qua các nước Cộng đồng chung Châu Âu cho phép nhập khẩu và trồng ngô chuyển gen kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ, đậu nành, cải dầu từ năm 1996-1998 (xem trang Web của Europa Press release rapid) dùng cho chăn nuôi và sử dụng cho chế biến thực phẩm. Hơn nữa, ngày 19/5/2004, Cộng đồng chung Châu Âu ra quyết định cho phép nhập khẩu bắp ngọt chuyển gen đóng hộp được phép lưu hành trên các nước Cộng đồng dùng trực tiếp cho người.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là con đường không thể không đi qua của thế giới nhằm giảm thiểu thiếu hụt về lương thực cũng như tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Việc đánh giá đúng đắn tiềm năng cũng như rủi ro có thể mang đến khi ứng dụng các công nghệ mới cần thực hiện một cách nghiêm túc của các nhà khoa học trên thế giới. Việc đưa thông tin cũng cần có một thái độ nghiêm túc nhằm tránh những thông tin thất thiệt làm hoang mang quá thái trong nhân dân hoặc thông tin không đúng làm ảnh hưởng xấu đến những người trực tiếp sản xuất.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm