| Hotline: 0983.970.780

Bàn cách bảo tồn âm nhạc dân tộc

Thứ Tư 24/10/2012 , 09:44 (GMT+7)

Bàn về giải pháp với mong muốn phát huy những giá trị âm nhạc dân tộc trong cuộc sống hiện đại là câu chuyện không mới.

Bàn về giải pháp với mong muốn phát huy những giá trị âm nhạc dân tộc trong cuộc sống hiện đại là câu chuyện không mới. Nhưng chưa bao giờ, việc gìn giữ các giá trị âm nhạc truyền thống lại đang đứng trước nhiều khó khăn như hiện nay.

Bụt chùa nhà không thiêng

Nhạc sĩ Nguyễn Cường từng nhận định: Âm nhạc dân gian của chúng ta là điều đáng tự hào với thế giới. Nền âm nhạc cổ truyền mà chúng ta đang có là sự kết tinh đáng tự hào của những sáng tạo nghệ thuật vô giá được lưu truyền, bồi đắp qua nhiều thế hệ, là minh chứng sống động cho một nền văn hóa dân tộc đa dạng, giàu bản sắc và có lịch sử lâu đời. Ðó là những làn điệu hát ru mềm mại, những câu hát giao duyên tình tứ, là các điệu hò, vè, ví, lý đặc sắc, là giai điệu đặc trưng của tuồng, chèo, cải lương, ca Huế, chầu văn, quan họ... Nhưng vốn quý ấy đang đứng trước nguy cơ không được tiếp tục trao truyền, khi mà càng ngày đối tượng thưởng thức càng hạn hẹp.


Bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc đang gặp nhiều khó khăn

GS Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, cho biết, các đoàn nghệ thuật của Việt Nam đi biểu diễn ở châu Âu thì những tiết mục nghệ thuật dân gian luôn được khán giả nước bạn đón nhận nhiệt tình. Nhiều lần đưa nghệ sĩ hát xẩm Mai Tuyết Hoa và nghệ sĩ hát tuồng Kiều Oanh sang Mỹ biểu diễn để quảng bá âm nhạc dân tộc tại các trường đại học, đi tới đâu, ông và những học trò của mình cũng được những người Mỹ hưởng ứng, tán thưởng và bày tỏ ý định muốn tìm hiểu về nghệ thuật dân gian cổ truyền Việt Nam. Nhưng ngược lại, chính những sinh viên Việt Nam ở nhiều trường đại học trong nước lại chẳng mấy mặn mà với những buổi biểu diễn nghệ thuật dân tộc của nước mình. Đây là nỗi buồn cho tương lai nền âm nhạc dân tộc nước ta.

Phải dốc tâm, dốc sức

Ngày 23/10, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Âm nhạc dân tộc với cuộc sống con người hôm nay". Nhiều tham luận của các nhà nghiên cứu, người yêu nhạc dân tộc đã được trình bày nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện và phương hướng bảo tồn âm nhạc dân tộc trong đời sống hiện đại.

Làm thế nào để gìn giữ vẻ đẹp của âm nhạc dân tộc trường tồn với thời gian, đồng thời, vẫn tiếp thu được những tinh hoa của âm nhạc thế giới để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Câu trả lời vẫn là sự kết hợp của nhiều ngành để cân bằng đối tượng thưởng thức, đối tượng giữ gìn bảo tồn, đối tượng kế thừa sáng tạo, đối tượng quản lý văn hóa.

Theo nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc, thì cần có chiến lược bảo tồn, phát huy âm nhạc dân tộc chứ không chỉ trông vào một nhóm người hay một tổ chức có tâm huyết; đồng thời mong muốn âm nhạc dân tộc sẽ trở thành môn học chính khóa trong nhà trường để những giá trị truyền thống được lưu giữ lâu bền.

Ðây cũng chính là tâm huyết, là trăn trở của GS Trần Văn Khê, một cây đại thụ trong nghiên cứu âm nhạc dân tộc. Ông khẳng định: Âm nhạc dân tộc phải được tác động vào tâm hồn học sinh để các em hiểu một cách nghiêm túc, rồi từ hiểu mới dẫn đến thích, từ thích dẫn đến đam mê âm nhạc dân tộc như một truyền thống quý báu và tốt đẹp. Muốn thế, các cấp, ban, ngành liên quan cần phối hợp với các chuyên gia âm nhạc dân tộc biên soạn giáo trình đào tạo âm nhạc cho các cấp, đồng thời tính đến phương án đào tạo âm nhạc dân tộc cho các giáo viên âm nhạc. Ðây không phải chuyện một sớm một chiều mà là con đường lâu dài, đòi hỏi sự dốc tâm, dốc sức của cả một tập thể, nhưng là con đường không thể không đi, vì một nền âm nhạc dân tộc Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc và đậm giá trị văn hóa.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm