| Hotline: 0983.970.780

Bàn cách "giữ chân" vịt chạy đồng

Thứ Năm 04/03/2010 , 09:58 (GMT+7)

Vịt chạy đồng vốn đang được coi là "quả bom nổ chậm" của dịch cúm, do đó, muốn hạn chế dịch cúm gia cầm cần phải "giữ chân" vịt chạy đồng.

Hôm qua tại Cần Thơ, Bộ NN- PTNT đã họp với các tỉnh ĐBSCL về dịch cúm gia cầm trong đó vấn đề gai góc nhất là làm sao quản lý tốt vịt chạy đồng vốn đang được coi là "quả bom nổ chậm" của dịch cúm.

Ông Nguyễn Văn Đồng, GĐ Sở NN - PTNT Hậu Giang cho biết tỉnh rất lo việc quản lý vịt chạy đồng. Ông đề xuất: Phát hiện vịt di chuyển đồng không giấy tờ nên thống nhất tịch thu tiêu hủy, cái này phải quyết liệt và cần sự đồng thuận của các tỉnh. Ông Phạm Văn Quỳnh, GĐ Sở NN - PTNT Cần Thơ nói: Việc quản lý vịt chạy đồng nên liên kết kiểm soát nội đồng và liên cánh đồng. Ngoài ra, quản lý từ lò ấp đến người nuôi theo hệ thống dọc, liên kết vùng tốt sẽ hạn chế dịch cúm gia cần phát sinh. Cần Thơ cũng kiến nghị Bộ Tài chính tăng mức hỗ trợ cán bộ đi tiêm phòng. Hiện 100 đồng/liều là quá thấp.

Ông Mai Hoàng Việt, Chi cục trưởng Thú y An Giang nói: Việc cấp sổ để quản lý vịt chạy đồng vẫn chưa hiệu quả. An Giang hiện đã thu được 509 sổ, còn lại hơn 200 sổ chưa thu hồi được. An Giang cũng có chủ trương cưỡng chế đối với gia cầm không tiêm phòng nhưng khi triển khai thì không thành vì đụng chạm người dân. Ngoài việc giám sát vùng nuôi, lấy mẫu thì An Giang còn khen thưởng những trường hợp báo tin dịch với mức 200.000 đồng/lần báo tin. Lực lượng xung kích mỗi xã 8 người cũng giúp địa phương quản lý vịt chạy đồng khi vào vụ thu hoạch rộ.

Cả nước còn 6 tỉnh: Khánh Hòa, Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ An, Nam Định và Điện Biên có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Tất cả những ổ dịch tái phát đều xuất phát từ việc gia cầm chưa được tiêm phòng nhất là trên đàn vịt chạy đồng. Từ đầu năm 2010 cho đến nay, cả nước có 2 ca mắc bệnh cúm A (H5N1) và 1 trường hợp tử vong.

Ông Hoàng Văn Năm, Q. Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Về cơ bản thì dịch cúm gia cầm ở ĐBSCL hiện vẫn được kiểm soát, các ổ dịch được bao vây, dập tắt ngay. Tuy nhiên công tác tiêm phòng vắcxin tại một số địa phương chưa được quan tâm, nhiều đàn gia cầm không được thống kê và bị bỏ sót trong các đợt tiêm. Nguy cơ dịch cúm gia cầm thời gian tới chưa hết do gia cầm miễn dịch quần thể đàn giảm, khu vực ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa, nhiều người chăn nuôi chuẩn bị thả vịt chạy đồng để tận dụng lúa rơi.

Thứ trưởng Bộ NN - PTNT - Diệp Kỉnh Tần kết luận: Một số tỉnh có tình trạng dịch bệnh tái đi diễn lại. Các tỉnh phải họp ngay BCĐ phòng chống dịch. Các thành viên BCĐ chịu trách nhiệm khi để xảy ra có dịch. Ngay trong tháng 3/2010 các tỉnh phải mở chiến dịch tiêm phòng. Làm càng sớm thì hiệu quả càng cao. Vịt chạy đồng là nguy cơ phát dịch nên Bộ NN - PTNT ưu tiên cấp vắcxin cho ĐBSCL. Các tỉnh phải quản lý chặt đàn vịt chạy đồng, theo đó kiểm tra giấy tờ, nếu không có thì cưỡng chế tiêm phòng bắt buộc và lấy mẫu kiểm tra. Các địa phương bằng mọi nguồn lực không để dịch bệnh xuất hiện. Còn lỡ để xảy ra thì khoanh vùng và dập dịch ngay. 

Sáng ngày 3/3 tại Quảng Ngãi, Cục Thú y đã tổ chức Hội nghị Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản năm 2010 cho các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà và các tỉnh Tây Nguyên. Về kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2010, ông Nguyễn Công Dân- Phó Cục trưởng Cục Thú y đề nghị các tỉnh thực hiện nghiêm túc Công điện số 06/CĐ-BNN-TY ngày 09/02/2010 của Bộ trưởng NN- PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống cúm gia cầm trước và sau tết Nguyên đán.  

Hải Yến

Xem thêm
Những lưu ý chăm sóc thủy cầm khi giá rét

Chuyên gia lưu ý bà con các biện pháp chăm sóc đàn thủy cầm trong thời tiết rét và mưa ẩm để hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Tây Ninh phân bổ 58.400 liều vacxin lở mồm long móng

Tây Ninh có tổng đàn gia súc tương đối lớn. Nhằm chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng, tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Cần hướng đi mới cho vùng nhãn Hưng Yên

Hưng Yên được coi là xứ nhãn, quê nhãn, nhưng hiện nay vựa nhãn này đang rất khó tăng cao giá trị và sản lượng, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã là trái tim của chuyển đổi công nghệ

Trưởng nhóm nông nghiệp của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) cho biết trong chuyển đổi công nghệ, trái tim của hệ thống chính là nông dân.

Bình luận mới nhất