| Hotline: 0983.970.780

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản

Thứ Ba 22/03/2022 , 14:42 (GMT+7)

Sáng 22/3, tại Thanh Hóa, Thứ trưởng Bộ N&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản năm 2022.

Xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt gần 8,9 tỷ USD

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ ra nhiều bất cập trong khai thác, chế biến thủy sản. Ảnh: Công Điền.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ ra nhiều bất cập trong khai thác, chế biến thủy sản. Ảnh: Công Điền.

Bài liên quan

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2021, sản lượng khai thác thủy sản đạt 3,886 triệu tấn, tăng 0,9% so với năm 2020.

Trong đó, khai thác biển 3,691 triệu tấn (tăng 1%), khai thác nội địa 196 nghìn tấn (tăng 0,2%); giá trị xuất khẩu đạt 8,899 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng tăng mạnh và như: Nhuyễn thể có vỏ, cá ngừ; mực bạch tuộc...

Sản phẩm hải sản đóng góp tỷ trọng xuất khẩu chính trong nhóm tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản năm 2021 gồm: Cá biển thủy sản khác (49,8%), cá ngừ (22,35%), nhuyễn thể (17,9%)...

Tín hiệu vui từ tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản

Sản lượng khai thác thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 đạt 566,7 nghìn tấn, tăng 0,1%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,508 tỷ USD, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hải sản đạt 0,573 tỷ USD chiếm tỷ trọng 38% tăng 51%. Các loài hải sản có kim ngạch xuất khẩu tăng cao là cá ngừ, mực, bạch tuộc; cua ghẹ. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản gần 3,1% so với năm 2020.

Đạt được kết quả trên, theo Tổng cục Thủy Sản là nhờ Việt Nam đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho việc khai thác chế biến và tiêu thụ hải sản như công bố danh sách 77 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; mở 65 cảng cá; chỉ định 49 cảng cá đủ điều kiện chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác…

Dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển với 354 cơ sở sản xuất nước đá; 640 kho lạnh sản phẩm hải sản với tổng sức chứa khoảng 78,7 nghìn tấn và 14 kho cho thuê với sức chứa 46 nghìn tấn; 9 nhà phân loại hải sản, đảm bảo phân loại 240 tấn sản phẩm/ngày; rên 1,1 nghìn cơ sở nậu vựa, thu mua, kinh doanh hải sản.

Cả nước hiện có 10 cơ sở gia công sản xuất lưới sợi quy mô lớn trên phạm vi cả nước.

Nhiều tàu khai thác xa bờ đã được đóng mới trang bị lắp máy công suất lớn, trang thiết bị khai thác tiên tiến, hiện đại. Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, không những làm tăng sản lượng mà còn giúp ngư dân tiếp cận các sản phẩm có chất lượng, giá bán cao.

Đến hết tháng 2/2022, cả nước có 86 nghiệp đoàn nghề cá cơ sở tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển với gần 17,7 nghìn đoàn viên và trên 6,2 nghìn tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên; trên 4,2 tổ đội sản xuất trên biển đang hoạt động với sự tham gia của gần 29,6 nghìn tàu cá...

Các mô hình chuỗi liên kết ngành hàng cũng phát triển mạnh. Trong các chuỗi này, doanh nghiệp đặt hàng về quy cách bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc, nhận bao tiêu sản phẩm giá cao hơn giá thị trường tại cùng thời điểm. 

Giá trị xuất khẩu hải sản năm 2021 đạt gần 8,9 tỷ USD. Ảnh: Công Điền.

Giá trị xuất khẩu hải sản năm 2021 đạt gần 8,9 tỷ USD. Ảnh: Công Điền.

Một số nghiên cứu được thực hiện nhằm cải tiến công nghệ, thiết bị bảo quản để nâng cao chất lượng nguyên liệu hải sản khai thác.

Đặt mục tiêu tăng giá trị cho ngành khai thác thủy sản

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, năm 2022 sẽ có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động khai thác, chế biến thủy sản như an ninh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; dịch bệnh Covid vẫn còn kéo dài...

Ngành thủy sản đặt mục tiêu tăng trưởng âm về sản lượng nhưng tăng giá trị nhằm thực hiện tốt Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật và các khuyến nghị của EC. Ảnh: Công Điền.

Ngành thủy sản đặt mục tiêu tăng trưởng âm về sản lượng nhưng tăng giá trị nhằm thực hiện tốt Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật và các khuyến nghị của EC. Ảnh: Công Điền.

Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn đặt mục tiêu tăng giá trị khai thác và chế biến thủy sản. Năm 2022, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng âm về sản lượng khai thác nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng về giá trị sản phẩm.

Theo đó, ngành thủy sản đặt mục tiêu khai thác khoảng 8,7 triệu tấn (99,9% so với năm 2021). Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 3,78 triệu tấn (97,1% năm 2021); sản lượng nuôi trồng 4,95 triệu tấn (102,2% năm 2021); kim ngạch xuất khẩu khoảng 8,7 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp nhằm duy trì ổn định tổng sản lượng thủy sản. Ngành thủy sản định hướng điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.

Một số địa phương giảm số lượng tàu công suất nhỏ, tăng số lượng tàu công suất lớn để tăng cường đánh bắt viễn dương. Ảnh: Công Điền.

Một số địa phương giảm số lượng tàu công suất nhỏ, tăng số lượng tàu công suất lớn để tăng cường đánh bắt viễn dương. Ảnh: Công Điền.

Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương triển khai thực hiện Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật và các khuyến nghị của EC; điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác; quản lý tàu cá và hoạt động khai thác thủy sản trên biển và cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá.

Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và các đơn vị tham gia hội nghị cho rằng, việc nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch nguyên liệu hải sản khai thác; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chế biến; phát triển thị trường tiêu thụ… là những yếu tố rất quan trọng.

Còn ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, Bộ NN&PTNT cần sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt 2 quy hoạch quan trọng của ngành thủy sản là: Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tham mưu, trình Chính phủ ban hành sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp gia tham gia sản xuất theo chuỗi giá chính trị sản phẩm thủy sản khai thác; khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào liên kết trong cung ứng khai thác gắn với chế biến và tiêu thụ thuỷ sản theo chuỗi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói chuyện với ngư dân Thanh Hóa. Ảnh: Công Điền.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói chuyện với ngư dân Thanh Hóa. Ảnh: Công Điền.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, để đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài cho ngành thủy sản, Tổng cục Thủy sản cần khẩn trương cơ cấu lại đội tàu, cơ cấu nghề, quản lý đội tàu gắn với truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình, hàng tháng gửi ban chỉ đạo các tỉnh và triển khai quy hoạch bảo tồn khai thác. Các địa phương phải xử lý nghiêm hành vi vi phạm khai thác IUU.

“Phát triển hạ tầng cảng cá là nhiệm vụ cốt lõi. Tuy nhiên, cảng cá cấp 2, 3, các tỉnh phải bố trí kinh phí cải tạo, nâng cấp, không chờ Trung ương. Đề án chuyển đổi nghề cho ngư dân phải triển khai gấp rút. Để giảm số lượng tàu, giảm sản lượng khai thác thì các tỉnh phải hỗ trợ làm bệ đỡ cho ngư dân chuyển đổi nghề. Cần tập trung vào giá trị gia tăng, hiệu quả chế biến, tránh thất thoát hải sản sau đánh bắt” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Bốn tỉnh chưa thực hiện xong việc xác định hạn ngạch khai thác

Cả nước hiện có 24/28 tỉnh, thành phố ven biển thực hiện xong việc xác định hạn ngạch khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017. Trong đó, hạn ngạch vùng biển khơi là 31.297 giấy phép; 18.439 giấy phép vùng lộng và 34.929 giấy phép ven bờ. Bốn tỉnh chưa thực hiện xong việc xác định hạn ngạch khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy định gồm Quảng Bình, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất