| Hotline: 0983.970.780

Báo chí không thể đứng ngoài xu hướng chuyển đổi số

Thứ Bảy 11/06/2022 , 14:46 (GMT+7)

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu mà báo chí không thể không nhập cuộc và một số cơ quan báo chí Việt Nam đã đi tiên phong với nhiều công nghệ số.

Hội thảo khoa học 'Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn' ngày 11/6. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 11/6. Ảnh: Phạm Hiếu.

259 cơ quan báo chí có phiên bản điện tử

Ngày 11/6, tại Hà Nội, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp với Tạp chí Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022), Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý báo chí, các nhà báo thảo luận, phản biện, bổ sung thêm nhiều góc nhìn khác nhau về chuyển đổi số báo chí cũng như Chiến lược chuyển đổi số báo chí Việt Nam mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình Chính phủ.

Theo Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Thanh Lâm, trong bối cảnh bùng nổ truyền thông mạng xã hội, xu hướng truyền thông hội tụ, đa phương tiện, cách mạng 4.0 và Internet có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống báo chí Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế - xã hội trong nước nhưng cũng đem lại cơ hội tăng tốc chuyển đổi số quốc gia. Một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số là báo chí, truyền thông. Nhiều cơ quan báo chí, công ty truyền thông trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự phát triển bền vững của tờ báo, đã bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số, thay đổi mô hình, cách thức hoạt động, kinh doanh để vượt qua “khủng hoảng” thành công.

Tính đến ngày 30/11/2021, số lượng cơ quan báo chí có phiên bản điện tử là 259/816 (báo và tạp chí thực hiện 2 loại hình in và điện tử là 230; báo chí điện tử độc lập (không có bản in) là 29); 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng.

Một số cơ quan báo chí đã đi tiên phong trong chuyển đổi số với các công nghệ số. Ảnh minh họa: Mic.gov.vn.

Một số cơ quan báo chí đã đi tiên phong trong chuyển đổi số với các công nghệ số. Ảnh minh họa: Mic.gov.vn.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Lâm, một số cơ quan báo chí đã đi tiên phong trong chuyển đổi số với các công nghệ số tiêu biểu là trí tuệ nhân tạo (AI), IoT (internet kết nối vạn vật), Cloud, Bigdata... Những công nghệ số này đã và đang tạo ra môi trường cho báo chí phát triển theo các xu hướng báo chí: Cá nhân hóa nội dung; Đa nền tảng; Báo chí di động; Báo chí xã hội; Báo chí dữ liệu; Báo chí sáng tạo; Siêu tác phẩm báo chí. Một số cơ quan báo chí khá thành công, trở thành các đơn vị báo chí đa phương tiện hiện đại như: Thông tấn xã Việt Nam, VOV, VTV hay Vietnamplus, VnExpress, Zing...

Một số báo chí địa phương cũng đã bước đầu có sự thay đổi như: Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Tuyên Quang...

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều đơn vị báo chí, nhất là báo ngành, địa phương chậm chuyển đổi số vì nhiều lý do khác nhau, trong đó khâu khó khăn nhất là hạ tầng kỹ thuật số, kinh phí và nhân sự.

Không thể nằm ngoài xu thế chuyển đổi số

Theo ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, chuyển đổi số là con đường đi của cả nước và báo chí không nằm ngoài xu thế này.

Trong bối cảnh kỷ nguyên số có rất nhiều sự thay đổi. Đó là thay đổi về công nghệ nói chung, công nghệ làm báo, thay đổi hành vi của độc giả, khán thính giả nên không còn con đường nào khác là số hoá, chuyển đổi số. Trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí chưa hiểu rõ thế nào là chuyển đổi số và cho rằng đầu tư thiết bị công nghệ và một số chương trình phần mềm có nghĩa là trên con đường chuyển đổi số.

Ông Lê Quốc Minh cho rằng chuyển đổi số không phải là vấn đề công nghệ mà là vấn đề con người, tư duy. Chuyển đổi số không chỉ đơn giản số hoá nội dung đưa lên nền tảng số mà tạo ra quy trình sản xuất mới mẻ và tạo ra sản phẩm thông tin mới mẻ, tạo ra văn hoá trong toà soạn phù hợp với môi trường chuyển đổi số.

Ông Lê Quốc Minh cho rằng chuyển đổi số không phải là vấn đề công nghệ mà là vấn đề con người, tư duy. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Lê Quốc Minh cho rằng chuyển đổi số không phải là vấn đề công nghệ mà là vấn đề con người, tư duy. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chuyển đổi số có nhiều yếu tố, trong đó lãnh đạo am hiểu chuyển đổi số sẽ giúp chuyển đổi số thành công hơn; đồng thời phải đào tạo lực lượng cán bộ nhân viên am hiểu sử dụng thành thạo công nghệ digital vì nếu mua về không sử dụng thì không giá trị. Chuyển đổi số tạo môi trường cán bộ nhân viên phát triển, sáng tạo thực hiện chiến lược mà toà soạn mong muốn.

"Do đó, chuyển đổi số phải xuất phát từ nhu cầu tự thân thì mới chuyển đổi số được. Mỗi cơ quan báo chí nên thực hiện chuyển đổi số theo năng lực của mình. Hiện các cơ quan báo chí có thể hợp tác với nhau để giảm chi phí, thu hút được lượng lớn bạn đọc", Tổng Biên tập Báo Nhân Dân nhận định.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã đề cập đến những vấn đề đặt ra trong việc triển khai xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, đa nền tảng, đa phương tiện, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ số, truyền thông thế giới; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, được cá nhân hóa tới công chúng mọi lúc, mọi nơi, phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo niềm tin và đồng thuận xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, khơi dậy khát vọng, tạo sức mạnh tinh thần phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Đồng thời, các đại biểu đưa ra những khuyến nghị để các cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam xây dựng được nền tảng riêng, hình thành các cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, kiểm soát và chi phối việc sản xuất, phân phối nội dung, giữ vững chủ quyền trên không gian mạng.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Trung Bộ, kéo dài nhiều ngày

Từ ngày 3/11, khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến 40-100mm cục bộ có nơi trên 200mm.

Bình luận mới nhất