| Hotline: 0983.970.780

Bảo đảm nhiệt độ giai đoạn nuôi úm gà

Thứ Tư 24/05/2017 , 07:05 (GMT+7)

Nhiệt độ úm rất quan trọng, vì trong những ngày tuổi đầu, do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài nên gà con cần nhiệt độ úm thích hợp trong khoảng 28 - 33 độ C,...

Hỏi: Vì sao trong giai đoạn nuôi úm gà, việc đảm bảo nhiệt độ úm là rất quan trọng?

Trả lời: Nhiệt độ úm rất quan trọng, vì trong những ngày tuổi đầu, do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài nên gà con cần nhiệt độ úm thích hợp trong khoảng 28 - 33 độ C, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (so với khoảng nhiệt độ trên) đều ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của gà, một số trường hợp có thể dẫn đến chết hàng loạt.


Hỏi: Đệm lót cho gà con như thế nào là tốt?

Trả lời: Đệm lót tốt là phải khô, sạch, tơi, có khả năng hút ẩm, không bụi, không gây độc, không gây hại cho sức khỏe gà con.

Phoi bào là sản phẩm phụ do bào gỗ mà có hoặc do công nghệ chế biến gỗ tạp lấy phoi bào làm sản phẩm chính, khi phơi khô, sử dụng cho gà con rất tốt, hạn chế được những nhược điểm của trấu. Không dùng phoi bào của loại gỗ có thể gây độc (xoan, lim...).

Với gà con, nhất là giai đoạn úm, nên sử dụng phoi bào làm đệm lót; nếu không đủ phoi bào dùng toàn bộ cho đàn gà thì có thể dùng trấu đã xử lý (khô, sạch, khử trùng) trải xuống dưới (khoảng 6 - 7cm chiều dầy), sau đó trải 1 lớp phoi bào lên trên (khoảng 3 - 4cm).


Hỏi: Khi chọn nguyên liệu làm đệm lót cho gà con cần chú ý gì?

Trả lời: Trấu là vật liệu dễ mua, giá rẻ nhưng khi sử dụng làm đệm lót cho gà con có nhiều nhược điểm như: Nhiều bụi bẩn, nhất là khi lúa bị lụt, bị đổ, thóc dính bùn đất khi sử dụng để làm tổn thương đường hô hấp (đầu tiên làm viêm túi khí, sau đó là bệnh kế phát).

Nhiều đầu trấu sắc, nhọn, sử dụng không đúng, gà bới, bắn trấu vào khay thức ăn hoặc dính chân gà vào khay thức ăn, làm gà con ăn nhầm, gây tổn thương đường tiêu hóa, dễ mắc bệnh kế phát.

Đệm lót không được phơi khô, không khử trùng, dễ bị mốc, các độc tố nấm mốc (đặc biệt độc tố Aflatoxin) có thể gây hại sức khỏe, gây bệnh nấm phổi và thậm chí gây chết gà con.

Đệm lót là trấu mua/lấy từ các nhà dân làm thêm nghề xay xát, có thể nhiễm mầm bệnh từ chất thải của gà tại nhà xay xát hoặc hàng xóm, nếu không được xử lý đúng, mang về bổ sung, dùng ngay cho đàn gà nhà mình thì vô tình đã mang mầm bệnh từ ngoài vào...


Hỏi: Xin chuyên gia cho biết cách nhân giống ổi không hạt Phugi?

Trả lời: Do giống ổi này không có hạt nên bạn phải nhân giống vô tính bằng cách chiết nhánh, ghép hay giâm cành. Tuy nhiên đơn giản nhất vẫn là cách chiết nhánh và tỷ lệ thành công cũng khá cao.

Cách làm như sau: Chọn cành lớn cỡ ngón tay út người lớn, dùng dao sắc khoanh (khấc) hai vòng cách nhau khoảng 2cm, bóc tách bỏ khoanh vỏ nằm giữa hai vòng khấc này, lấy dao cạo nhẹ hết phần nhớt nằm trên bề mặt phần gỗ, che mát, để vài ngày cho khô nhựa chỗ khấc rồi dùng vật liệu bó bầu lại.

Vật liệu để bó bầu có thể dùng cám xơ dừa, hoặc dùng ½ đất mặt vườn trộn đều với ½ phân chuồng mục, cũng có thể dùng tro trấu hoặc rễ cây lục bình (bèo tây) rửa sạch phơi khô… sau đó phun nước cho vừa đủ ẩm (muốn biết đã đủ ẩm chưa chỉ cần nắm một nắm chất bó bầu bóp chặt trong tay, nếu thấy nước rịn ra kẽ tay là vừa). Dùng miếng nilon (loại trong) kích thước 25 x 25cm, quấn chun một đầu vào phía dưới chỗ khấc rồi cột chặt (tạo thành cái bao để chứa chất làm bầu), nhồi chất làm bầu vào bao này sao cho chất làm bầu bao kín xung quanh chỗ khấc) rồi buộc túm bao lại (buộc tại phía trên chỗ khấc), tạo thành một cái bầu hình trứng lớn cỡ nắm tay.

Sau 2 - 3 tháng, quan sát nếu thấy bầu đã có nhiều rễ mầu vàng nâu thì cắt cành chiết giâm chỗ mát, chờ vài tháng bầu ra thêm rễ mới thì đem trồng ra vườn (khi trồng nhớ cắt tỉa bớt cành lá và che nắng cho cây).

Xem thêm
Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng 6,3%

Ngày 26/12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.