| Hotline: 0983.970.780

Bảo quản nông sản, vấn đề cấp thiết

Thứ Ba 08/04/2014 , 10:28 (GMT+7)

Việc hình thành kho lạnh, kho bảo quản nông sản trong thời gian ngắn và trung hạn đang là vấn đề cấp thiết.

Từ nhiều năm nay, nông sản VN thường xuyên cung vượt cầu vào lúc chính vụ, dẫn tới dư thừa. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn những mặt hàng đó giá tăng trở lại gấp cả chục lần. Từ đó đòi hỏi công nghệ chế biến phải đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc hình thành kho lạnh, kho bảo quản nông sản trong thời gian ngắn và trung hạn là cần thiết.

KHÔNG THIẾU CÔNG NGHỆ

Hiện nay có rất nhiều công nghệ bảo quản nông sản với những cách thức và phương pháp rất da dạng và phong phú. Tuy nhiên, việc áp dụng chủ yếu chỉ được các công ty chuyên chế biến nông sản XK thực hiện hoặc được những dự án tài trợ bởi số tiền thực tế đầu tư kho lạnh hay dụng cụ, dung dịch bảo quản nông sản vẫn khá đắt, đa phần nông dân chưa đủ khả năng để đầu tư.

Qua một người bạn giới thiệu, chúng tôi được biết hiện Công ty CP Chế biến thực phẩm chất lượng cao Hải Hưng ở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đang áp dụng những công nghệ rất ưu việt trong bảo quản nông sản, có thể giữ được phẩm chất của rau, củ, quả trong nhiều năm mà không làm mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Đình Duần, Giám đốc Cty Hải Hưng cho biết, đơn vị đang áp dụng 2 cách thức chính để bảo quản nông sản là kho lạnh hoặc trong thùng phuy có chứa dung dịch dấm. Được biết, Cty Hải Hưng là đơn vị chuyên trồng, chế biến và XK các mặt hàng rau, củ, quả nhiệt đới sang Nga, Hàn Quốc, Đài Loan…

Theo chia sẻ của ông Duần, miền Bắc của VN từ bao đời nay có thói quen, truyền thống SX theo thời vụ. Do đó, những lúc chính vụ nông sản thường cung vượt quá cầu dẫn tới giá bán rất rẻ, thậm chí lợi nhuận thu về không đủ trả tiền công thu hoạch. Chính vì lẽ đó, khi tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản XK, điều ông Duần chú trọng nhất chính là công nghệ bảo quản nông sản để có đủ nguyên liệu chế biến quanh năm.

“Thực tế, công suất chế biến của của Cty Hải Hưng mỗi ngày chỉ đạt tối đa 50 tấn, song nguồn cung lúc chính vụ lúc nào cũng đạt trên 100 tấn. Để giải quyết vấn đề này, hiện chúng tôi có 2 kho lạnh công suất chứa 800 tấn và 1 kho nhỏ công suất 100 tấn. Bên cạ

nh đó, chúng tôi áp dụng công nghệ bảo quản bằng dung dịch dấm của Pháp trong các thùng phuy nhập khẩu từ Ấn Độ có thể chứa hàng nghìn tấn nữa, tùy theo nhu cầu, công suất chế biến của Cty”, ông Duần tiết lộ.

Theo lời giới thiệu của ông Duần, chi phí để xây dựng 1 kho lạnh công suất 800 tấn xấp xỉ 10 tỷ đồng, chi phí điện mỗi tháng cho việc bảo quản khoảng trên dưới 30 triệu đồng, tùy vào thời gian, nhiệt độ muốn bảo quản nông sản. Với công nghệ này, nông sản là các loại rau như súp lơ, bắp cải, dưa bao tử… có thời gian bảo quản tối đa lên tới 1 năm.

Riêng với công nghệ bảo quản trong dung dịch dấm, chi phí mua 1 thùng phuy hết khoảng 28 USD/thùng 260 lít, cộng dung dịch bảo quản hết khoảng vài USD/thùng, song có thể bảo quản các loại củ, quả trong thời gian tối đa 3 năm mà gần như vẫn giữ được tới 90% chỉ tiêu dinh dưỡng, phẩm chất của nông sản.

Hiện, Cty Hải Hưng đang bảo quản rất nhiều sản phẩm bằng công nghệ này như dưa bao tử, cà dốt, vải, nhãn… Ông Duần chia sẻ, với 2 công nghệ bảo quản trên, nếu trong ngắn hạn 1 - 3 tháng nên dùng công nghệ kho lạnh, còn bảo quản lâu dài hàng năm nên áp dụng phương pháp ướp kín trong dung dịch dấm sẽ tiết kiệm và hiệu quả kinh tế hơn rất nhiều.

15-39-00_2
Ở Nhật Bản, phần lớn nông dân đều bảo quản nông sản trong kho lạnh

NÊN CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHO LẠNH

Trong cuộc trả lời phỏng vấn NNVN mới đây, Cục trưởng Cục Hải Quan Lạng Sơn, ông Hoàng Khánh Hòa cũng cho rằng, nên xây dựng những kho chứa hàng tại các đầu mối XK nông sản lớn để người dân có thể ký gửi hàng ở đó rồi điều tiết bán dần.

Quả thực, giả sử vừa qua tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), nếu có một kho lạnh chứa nông sản với quy mô khoảng vài trăm ngàn tấn, chắc chắn tình trạng dưa hấu bị ùn ứ rồi dẫn tới hư hỏng vứt bỏ như vừa qua sẽ được hạn chế đến mức tối đa.

Từ thực trạng dưa hấu ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn vừa qua cho thấy, SX nông nghiệp hiện nay đã khá phát triển, thành tựu khoa học về giống, phân bón, thuốc BVTV giúp việc SX nông nghiệp trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, khâu quy hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hiện rất yếu và lỏng lẻo do chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của SX. Nhưng, cái khó hiện nay là nông sản của ta (trừ tôm và cá tra, ba sa) mới chỉ bén chân vào được những thị trường dễ tính tại châu Á và các nước thuộc Liên Xô cũ bởi các khâu chưa được đồng bộ, đặc biệt là khâu SX, chế biến.

Nói gì thì nói, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ nông sản lớn của VN, bằng chứng là những là nước bạn thắt chặt biên mậu ngay lập tức nông sản trong nước ùn ứ, sụt giá thê thảm. Ông Đỗ Tất Thảo, Viện Di truyền nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp VN) cho biết: "Trong những chuyến công tác tại Nhật Bản tìm hiểu về chuỗi tiêu thụ nông sản của nước bạn ông nhận thấy các nông dân của Nhật thường liên kết lại với nhau thành mô hình tương tự như HTX ở VN để đóng góp tiền đầu tư xây dựng những kho lạnh, nhà sơ chế, qua đó tiết kiệm được chi phí lại có điều kiện nâng cao được giá trị nông sản và điều tiết đầu ra do sản phẩm họ làm được bảo quản tốt trong gian dài".

Đấy là câu chuyện tại Nhật, quay trở lại VN gần như rất ít bà con nông dân nào đủ điều kiện để đầu tư xây dựng một kho lạnh trị giá hàng tỷ đồng. Về vấn đề này, trong buổi làm việc với chúng tôi, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng: "Ở những nước phát triển người nông dân họ tự xây kho lạnh (silo) được, còn tại VN thì Nhà nước phải đứng ra làm công việc này. Bởi so với những chính sách, cơ chế mỗi năm mà Nhà nước chi ra để hỗ trợ nền nông nghiệp trong nước thì việc hỗ trợ người nông dân tại những vùng chuyên canh SX lớn hệ thống kho lạnh bảo quản nông sản không phải là việc gì đó quá lớn".

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm