| Hotline: 0983.970.780

Bảo quản thực phẩm thế nào khi trời nồm, ẩm?

Thứ Bảy 27/02/2021 , 07:50 (GMT+7)

Sau tết Nguyên Đán, miền Bắc thường xuất hiện những đợt nồm, ẩm khiến thực phẩm rất nhanh bị nhanh hỏng. Vậy phải bảo quản thực phẩm trong những ngày trời nồm thế nào?

Thời tiết nồm, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật, nấm, mốc phát triển. Đây là những vi khuẩn có hại, không những làm giảm chất lượng dinh dưỡng có trong thức ăn mà còn làm hư hỏng thức ăn, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc... gây nguy hại cho sức khỏe.

Hầu hết các loại nấm mốc đều chứa chất aflatoxin - chất cực độc đối với sức khỏe con người. Chỉ với liều lượng rất nhỏ aflatoxin đã có thể gây ngộ độc cấp tính.

Ngoài ra, độc tố aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan. Aflatoxin rất bền với nhiệt. Ở nhiệt độ cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Trong các loại lương thực thực phẩm như: gạo, ngô, lạc, ngô, đậu đỗ, hạt sen, hạt hướng dương... thì lạc chiếm tỷ lệ mốc và chứa chất độc aflatoxin cao nhất.

Không được ăn các thực phẩm đã bị nấm mốc.

Không được ăn các thực phẩm đã bị nấm mốc.

Nấm mốc phát triển trên rau củ quả, gạo đỗ, lạc... làm biến đổi màu sắc, mùi vị, giảm chất lượng, dinh dưỡng. Nấm mốc, vi khuẩn các loại nhanh chóng làm thối rữa hoa quả, rau, hạt ngũ cốc. 

Khi trời nồm ẩm, các loại dưa, cà muối rất dễ khú, hỏng và sinh ra các chất thuộc nhóm chất nitrite và nitrate – có yếu tố gây ung thư.

Nồm ẩm còn khiến thớt gỗ, đũa ăn bằng tre, gỗ rất dễ xuất hiện nấm, mốc. Thức ăn để qua đêm rất dễ sinh đốm mốc và các vi nấm, vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy.

Đối phó với nấm mốc, vi khuẩn thế nào?

Việc bảo quản thực phẩm không đúng cách trong thời tiết nồm ẩm dễ sinh ra các loại nấm mốc làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm và gây độc. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm mùa nồm phải bắt đầu từ khâu bảo quản, chế biến đến cả những vật dụng hàng ngày.

Thực phẩm mua về nên sơ chế, bọc vào các túi nilon, hộp nhựa, hộp thủy tinh đậy nắp kín bảo quản trong ngăn mắt hoặc ngăn đông tủ lạnh.

Thực phẩm mua về nên sơ chế, bọc vào các túi nilon, hộp nhựa, hộp thủy tinh đậy nắp kín bảo quản trong ngăn mắt hoặc ngăn đông tủ lạnh.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Thực phẩm mua về nên sơ chế, làm sạch, bọc vào các túi nilon, hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh đậy nắp kín. Sau đó, cất thực phẩm vào ngăn đông hoặc ngăn mát tủ lạnh.  Nên phân loại các thực phẩm vào tủ lạnh một cách khoa học. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm đã chế biến, không rã đông thực phẩm quá nhiều lần.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để vi khuẩn không tích tụ, khiến thức ăn nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe.

Không để đồ ăn qua đêm

Tuyệt đối không để thức ăn qua đêm ngoài môi trường tự nhiên. Đối với đồ ăn mua sẵn nên ăn ngay sau khi mua. Thức ăn đã nấu chín chỉ nên để trong tủ lạnh từ 1-2 ngày. Nên sử dụng hết thực phẩm sau khi đã được nấu chín, vì chỉ cần điều kiện hơi ẩm cũng rất dễ xuất hiện các loại mốc tại các điểm hở nhỏ.

Các loại rau, củ, quả nên dùng khi còn tươi, hạn chế để trong tủ lạnh quá lâu. Ở vùng nông thôn, miền núi, trong điều kiện không có tủ lạnh bảo quản thì chỉ nên mua ít thực phẩm, không tích trữ lưu cữu thức ăn.

Để thực phẩm ở nơi thoáng mát

Một trong những cách giúp bảo quản hiệu quả thực phẩm khi trời nồm ẩm là để thực phẩm ở kệ cao, thoáng mát, có ánh sáng mặt trời chiếu vào để hạn chế tối đa sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc.

Thớt gỗ, đũa gỗ rất dễ bị mốc khi trời nồm, ẩm.

Thớt gỗ, đũa gỗ rất dễ bị mốc khi trời nồm, ẩm.

Bảo quản bát, đũa, thớt

Bát, đũa sau khi rửa nên trải đều ra cho mau khô. Thớt sau khi dùng rửa sạch, để nơi khô tháng. Tuyệt đối không dùng chung thớt để thái thức ăn sống với thức ăn chín. Trước khi dùng, nếu thấy thớt, đũa vẫn còn ẩm thì nên tráng lại bằng nước sôi hoặc hơ qua lửa để sấy khô, diệt vi khuẩn, nấm, mốc.

Sử dụng máy hút ẩm

Nên sử dụng máy hút ẩm để đảm bảo nhà luôn khô ráo, tránh nấm, mốc hay vi khuẩn phát triển vào những ngày trời nồm ẩm. Ngoài ra, bạn có thể dùng chất hút ẩm để loại bỏ không khí ẩm ở nơi hay để thực phẩm nhằm chống lại sự xâm nhập của nấm, mốc.

Sử dụng ngay sau khi rã đông

Sau khi rã đông, thực phẩm cần phải được dùng ngay. Không rã đông thực phẩm nhiều lần. Tuyệt đối tránh đông lạnh lại các thực phẩm sau khi đã rã đông. Chú ý vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, bởi tủ lạnh được sử dụng để lưu trữ thực phẩm cũng là nơi tích tụ lượng vi khuẩn cao.

Hạn chế để đồ ăn dự trữ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm được sử dụng tốt nhất khi chúng tươi sống. Sau một thời gian bảo quản, chúng cũng mất đi ít nhiều các chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, khi độ ẩm quá cao, các bào tử nấm mốc và vi khuẩn trong không khí phát triển mạnh. Do vậy, trong thời tiết nồm ẩm, bạn nên hạn chế tối đa việc dự trữ nhiều thực phẩm, kể cả trong tủ lạnh.

Bảo quản rau củ đúng cách

Đối với rau, củ nên cắt bỏ gốc rễ, lá úa, lá sâu. Với tủ lạnh thường, hãy sử dụng túi ni lông đục lỗ hoặc màng bọc thực phẩm để hạn chế hơi nước trong rau củ bốc hơi lên mặt túi, đọng lại và làm rau nhanh nẫu. Với loại tủ lạnh có ngăn cân bằng độ ẩm cùng thiết kế lưới mắt cáo có thể yên tâm bảo quản rau, củ, quả mà không cần đóng gói.

Trong thời tiết nồm ẩm, nên chú ý cẩn thận hơn trong việc sử dụng và bảo quản thực phẩm. Không ăn những thức ăn đã bị nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không được ăn những thức ăn mốc, kể cả khi đã cắt bỏ đi phần bị mốc hoặc đãi rửa bỏ nấm mốc, vì như thế chỉ trôi đi nấm bên ngoài còn độc tố vẫn còn lại bên trong.

(Kiến thức gia đình số 8)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm