| Hotline: 0983.970.780

BasicGAP - giải pháp thay VietGAP

Thứ Tư 10/12/2014 , 08:11 (GMT+7)

Mới đây, JICA đã đưa ra đề xuất thay đổi phương pháp tiếp cận với GAP theo hướng từ dễ tới khó theo các tiêu chí GAP cơ bản (BasicGAP).

Ngày 9/12, Bộ NN-PTNT phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức hội thảo về SX cây trồng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và VietGAP cơ bản (BasicGAP).

Theo Cục Trồng trọt, Quy trình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) đã được Bộ NN-PTNT xây dựng và ban hành từ đầu năm 2008. Đến nay, Cục Trồng trọt đã chỉ định tổng số 19 đơn vị thực hiện cấp chứng nhận cho các cơ sở SX đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với 5 loại cây trồng gồm cà phê, lúa, quả và rau.

Tính đến năm 2014, tổng diện tích cây trồng đã được cấp chứng nhận VietGAP khoảng trên 14 nghìn ha, trong đó, hoa quả và chè là hai nhóm cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP với diện tích lớn nhất (hoa quả hơn 6,6 nghìn ha, cà phê hơn 4,2 nghìn ha).

Trong khi đó, mặc dù diện tích rau cả nước hiện nay lên tới trên 830 nghìn ha, nhưng qua hơn 6 năm thực hiện, tổng diện tích rau được cấp chứng nhận VietGAP mới chỉ đạt gần 2 nghìn ha (bao gồm hơn 370 cơ sở SX, nhóm hộ, tổ hợp tác…).

Một trong những nguyên nhân khó khăn khiến diện tích rau đạt tiêu chuẩn VietGAP còn khiêm tốn đó là quy trình và số lượng tiêu chí theo VietGAP hiện nay quá nhiều (65 tiêu chí), trong khi với đặc thù tập quán SX, nhận thức của nông dân hạn chế, việc ghi chép nhật ký SX phức tạp khiến thực hiện VietGAP khó.

Thể theo các đề nghị của JICA, tháng 7/2014, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT về việc ban hành hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP (BasicGAP) cho SX rau. Sự ra đời của BasicGAP hi vọng sẽ tạo cú hích thuận lợi hơn cho việc tăng cường áp dụng GAP trong SX rau tại nước ta.

Sự phức tạp của VietGAP một phần xuất phát từ lịch sử ra đời, VietGAP vốn là quy trình được “khâu vá” từ nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật cho SX rau, hoa quả và chè an toàn, tuy nhiên quy chuẩn này chỉ áp dụng đối với các DN, cơ sở SX tập trung quy mô lớn mà chưa áp dụng đối với các đối tượng SX nhỏ lẻ.

Theo các chuyên gia, việc áp dụng VietGAP trong SX rau hiện nay là quá sức đối với nông hộ nhỏ lẻ, vốn đang chiếm tỉ lệ lớn trong lượng rau tiêu thụ trên thị trường. Trước tình hình này, mới đây, JICA đã đưa ra đề xuất thay đổi phương pháp tiếp cận với GAP theo hướng từ dễ tới khó theo các tiêu chí GAP cơ bản (BasicGAP), trước mắt là đảm bảm các tiêu chí nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cụ thể, BasicGAP đặt mục tiêu trước hết cho việc từng bước nâng cao tỉ trọng sản phẩm rau an toàn cho chính người tiêu dùng Việt Nam bằng cách đơn giản hóa bộ tiêu chí của VietGAP. Cụ thể, BasicGAP chỉ yêu cầu 26/65 tiêu chí so với VietGAP, trên cơ sở chắt lọc những tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất của VietGAP, song vẫn phải đảm bảo sản phẩm an toàn, bền vững.

Trong số 26 tiêu chí của BasicGAP, sẽ được phân ra làm 2 mức bắt buộc thực hiện và khuyến khích thực hiện. Các đối tượng tham gia ghi chép nhật ký SX cũng sẽ được phân chia cụ thể ra từng công đoạn SX, gồm cả nông dân SX và các tổ, đội, nhóm hợp tác, HTX… Điều này góp phần giảm bớt gánh nặng về giám sát nhật ký SX cho nông dân thay vì toàn bộ công việc này đều do nông dân thực hiện như trước.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm