| Hotline: 0983.970.780

Bay đến rìa vũ trụ: Giấc mơ không phải màu hồng

Thứ Năm 15/07/2021 , 06:59 (GMT+7)

Được dự báo có thể mang lại 5 tỷ USD vào năm 2025, nhưng du hành vũ trụ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả hiện tại lẫn tương lai nhân loại.

Richard Branson (phải) vui mừng khi trở lại trái đất. Ảnh: AFP.

Richard Branson (phải) vui mừng khi trở lại trái đất. Ảnh: AFP.

Cuộc đua vào rìa vũ trụ, được mở ra bởi Richard Branson hôm 11/7, và thu hút sự chú ý của hai tỷ phú công nghệ khác là nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos và Elon Musk, đồng sáng lập Tesla Motors và PayPal. Cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào du hành vũ trụ, nhưng viễn cảnh ấy không hoàn toàn màu hồng.

Trong bài phân tích dài trên CNN, chuyên gia môi trường của hãng tin này cảnh báo về những tổn thất  môi trường mà du hành vũ trụ có thể gây ra. Theo số liệu từ công ty Virgin Galactic, lượng khí thải từ hành khách của chuyến bay đến rìa vũ trụ có thể so sánh với lượng khí thải của vé hạng thương gia trên chuyến bay xuyên Đại Tây Dương. Con số này khoảng 0,2kg trên mỗi kilomet, tương đương 2,45 tấn trên một chuyến bay dài 11.100 km.

Để đến được rìa vũ trụ như cách tỷ phú Branson làm, mỗi hành khách phải trải qua hành trình chừng 160km. Lượng khí CO2 thải ra trong quá trình này là khoảng 12kg, tương đương 3,5 tấn/ngày. Theo bảng thống kê về lượng phát thải CO2 năm 2019, bình quân đầu người của Mỹ là 15 tấn/năm, Đức (8 tấn), Trung Quốc (7 tấn). Nghĩa là chỉ vài phút trải nghiệm tại rìa vũ trụ, lượng khí CO2 sẽ tương đương với người bình thường thải ra trong nửa năm. 

Dù công ty Virgin Galactic lập luận, rằng lượng khí thải sẽ được bù đắp nhưng đó vẫn là cái giá quá lớn để trả một vài phút trải nghiệm trong điều kiện không trọng lực.

Giữa lúc Branson bay vào rìa vũ trụ, miền Tây nước Mỹ trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khác, với hơn 24 triệu người đang lâm nguy, với hơn 100 người chết. Trên khắp 12 bang, 55 đám cháy lớn đã thiêu rụi hàng trăm nghìn hecta rừng. Thung lũng Chết báo nhiệt độ thấp nhất trong đêm là 42 độ C, mức đáy nhiệt từng được ghi nhận ở Bắc Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng, đợt nắng nóng này chịu tác động của biến đổi khí hậu, mà một trong số các thủ phạm là lượng khí thải CO2.

Khí thải cũng là vấn đề để tỷ phú Jeff Bezos bám vào, trong cuộc chạy đua với Branson. Theo nhà sáng lập Amazon, tác động môi trường từ con tàu của họ thấp hơn tương đối nhờ động cơ hydro - oxy lỏng,  và không thải ra carbon. Tuy nhiên, về mặt định tính, công ty Blue Origin sản xuất nhiên liệu hydro chủ yếu vào các nhiên liệu hóa thạch như khí tự nhiên. Trong quá trình phản ứng hóa học tạo ra hơi nước, chúng sẽ giải phóng CO2.

Thực tế, những chuyến bay của cả Virgin Galactic lẫn Blue Origin đều chỉ hướng đến rìa vũ trụ. Chúng không thể thực hiện các lộ trình như các tàu vũ trụ của SpaceX, công ty của Elon Musk đã làm được trên trạm ISS. Dù vậy, độ cao 80km - đủ đạt tiêu chuẩn vào không gian - lại có sức hấp dẫn đặc biệt, với tập khách hàng riêng. Bởi không phải ai cũng đủ thể lực để thực hiện các chuyến đi lên tới ISS hay vòng quanh quỹ đạo trái đất. Việc trải nghiệm cảm giác không trọng lượng kéo dài nhiều ngày cũng không phải điều hấp dẫn với những người có tiền.

Với những chuyến bay tới rìa vũ trụ, vốn có giá thành rẻ hơn, nhiều người dễ tiếp cận hơn vì trải nghiệm độc đáo nó mang lại và không quá dài. 

Elon Musk và Richard Branson dường như chung phe trong cuộc đua du hành không gian. 

Elon Musk và Richard Branson dường như chung phe trong cuộc đua du hành không gian. 

So về tầm vóc, chuyến bay của Branson là một phiên bản rút gọn mà Yuri Gagarin đã làm 60 năm trước, sau khi quay quanh quỹ đạo Trái đất trong 108 phút trước khi trở lại mặt đất. Branson chỉ bay trước 9 ngày so với Jeff Bezos, trước khi nhà sáng lập Amazon lên tàu vũ trụ Blue Origin. Bù lại, Bezos  có lợi nhuận khổng lồ bởi một hành khách đã trả gần 30 triệu USD để có vài phút lơ lửng giữa không trung.

Động cơ tài chính là rất rõ ràng trong sân chơi du hành vũ trụ, vốn được dự báo sẽ bùng nổ với mức thu nhập khoảng 5 tỷ USD vào năm 2025. Branson, với khối tài sản trị giá gần 8 tỷ USD, có Tập đoàn Virgin hoạt động tại 35 quốc gia trên toàn thế giới, sở hữu hơn 40 công ty và sử dụng lực lượng lao động hơn 60.000 người. Jeff Bezos thậm chí khủng khiếp hơn, hiện là người giàu nhất thế giới, với khối tài sản khoảng 211 tỷ USD - một kỷ lục thế giới mọi thời đại. Chưa kể Elon Musk, với hậu thuẫn từ SpaceX, từng bay thành công lên trạm ISS.

Yếu tố được họ đề cao nhất, giá trị trải nghiệm, cũng chưa thật thuyết phục. Nhiều phi hành gia đi xa hơn Branson đều nhắc tới cảm giác về sự mong manh của trái đất, khi họ thấy một quả cầu sáng treo lơ lửng trong không gian đen tối. Ron Garan của NASA, trong cuốn sách "Góc nhìn quỹ đạo", từng thú nhận về nỗi ám ảnh "thiên đường", nơi gần một tỷ người không có nước sạch để uống, vô số người nhịn đói ngủ hàng đêm, bất công xã hội, xung đột và nghèo đói lan tràn khắp hành tinh.

Nếu ba người đàn ông giàu có này tập hợp các nguồn lực, họ có thể giải quyết bất kỳ vấn đề toàn cầu cấp bách nào, và vẫn duy trì vị thế vương giả hơn hầu hết mọi người còn lại trên thế giới. Tuy nhiên, điều ấy không xảy ra, ít nhất là vào thời điểm này. Ngoài việc phân mảnh tài nguyên, họ còn để lại những dấu hỏi lớn về tác động môi trường của những chuyến bay. Một phép tính đơn giản, chỉ ba chuyến bay của họ đã thải ra lượng CO2 tương đương một người bình thường xả trong cả năm.

CNN

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.