| Hotline: 0983.970.780

Bé gái sinh non chỉ nặng 700gr hồi sinh kỳ diệu

Thứ Năm 29/10/2020 , 14:12 (GMT+7)

Bé gái chào đời ở tuần thai thứ 26 trong tình trạng nguy kịch, không khóc, không thở, tím tái toàn thân. Nhưng 60 phút sau sinh, bé đã ăn được sữa non của mẹ.

Bác sĩ Lương Kim Chi, Trưởng Khối Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An massage cho bé. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Lương Kim Chi, Trưởng Khối Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An massage cho bé. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An cho biết, mới cứu sống thành công bé gái sinh non chỉ nặng 700gr ở tuổi thai 26 tuần.

Được biết, ngày 31/8, chị B.T.T.N có dấu hiệu ra dịch hồng, đau bụng từng cơn ở tuần thai thứ 26 nên đến khám tại một bệnh viện ở huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Sau khi thăm khám, nhận thấy chị N. có dấu hiệu dọa sinh non nên các bác sĩ quyết định chuyển chị N. lên Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An.

Tại đây, chị N. được thăm khám, siêu âm, các bác sĩ hội chẩn và quyết định phải cứu bé. Sau 2 giờ, bé gái chào đời với cân nặng 700gr, dài 33cm.

“Khi mới sinh, bé trong tình trạng nguy kịch, không khóc, không thở, tím tái toàn thân, các bác sĩ Khoa Sản và Khoa Sơ sinh đã phối hợp ngay lập tức hồi sức bé bằng cách lau khô kích thích, bóp bóng qua mặt nạ. Sau 2 phút, bé thở được, da hồng hào trở lại.

Bác sĩ đã áp dụng phương pháp Kangaroo da kề da với mẹ và gắn hệ thống thở NCPAP hỗ trợ phổi cho bé (đây là phương pháp hiệu quả ít xâm lấn bé)”, Bác sĩ Lương Kim Chi, Trưởng khối Sơ Sinh Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An cho biết.

Bé đã được ăn sữa non của mẹ ngay tại phòng sinh sau 60 phút chào đời. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bé đã được ăn sữa non của mẹ ngay tại phòng sinh sau 60 phút chào đời. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đặc biệt, trong vòng 60 phút đầu tiên sau sinh, bé đã được ăn sữa non của mẹ ngay tại phòng sinh. Sau 2 giờ, tình trạng mẹ và bé ổn định được cho về khoa Sơ Sinh chăm sóc đặc biệt, bé tiếp tục thở NCPAP, thực hiện phương pháp da kề da 24/24 giờ; đồng thời kết hợp cho ăn sữa mẹ, kèm nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch và kháng sinh.

Một tuần sau sinh, bé ngưng phương pháp hỗ trợ NCPAP và tự thở khí trời. Hai tuần tiếp theo, bé ngưng tất cả các can thiệp y tế, nuôi ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Sau gần 2 tháng được chăm sóc tích cực tại khoa Sơ Sinh Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An, bé cân nặng 1.545gr, dài 42.5cm và có thể tự bú mẹ và thường xuyên mỉm cười.

“Lúc mới sinh Bắp (tên thân mật của bé) chỉ nhỏ xíu như một chú chuột con, tay chân đỏ hỏn… lúc đó mình chỉ biết khóc và cố gắng chăm sóc cho con theo hướng dẫn của bác sĩ, giờ Bắp đã lớn được chút rồi, Bắp biết khóc, biết cười và dần dần biết bú. Cảm ơn đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An đã cứu sống và tận tâm chăm sóc cho hai mẹ con tôi suốt thời gian qua”, chị B.T.T.N chia sẻ.

Trong hành trình hồi sinh ngoạn mục của bé Bắp luôn có ba mẹ kề bên. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Trong hành trình hồi sinh ngoạn mục của bé Bắp luôn có ba mẹ kề bên. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Lương Kim Chi, Trưởng Khối Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An cho biết, trường hợp này được cứu sống là trường hợp rất đặc biệt, thông thường các bé sinh cực non sẽ có tỷ lệ sống thấp nhưng tỷ lệ tàn tật cao.

“Sau quá trình chăm sóc và theo dõi, chúng tôi nhận thấy mẹ hồi phục rất nhanh, bé phát triển rất tốt, tình trạng sức khỏe ổn định. Với phương pháp da kề da ngay sau sinh là cách hỗ trợ cho điều trị y tế để đạt hiệu quả tối ưu cho trẻ sơ sinh đủ tháng cũng như non tháng, đặc biệt là trẻ sinh cực non”, bác sĩ Lương Kim Chi thông tin.

Cũng thông qua trường hợp trên, bác sĩ Lương Kim Chi đưa ra lời khuyên đối với các mẹ bầu, nếu các mẹ bầu có nguy cơ dọa sinh non, thì nên lựa chọn khám và sinh tại các cơ sở y tế có chăm sóc Kangaroo, da kề da sau sinh để được chăm sóc tối ưu cho mẹ và bé. Nên dùng các thuốc hỗ trợ trưởng thành phổi nếu có dấu hiệu dọa sinh non (ở tuổi thai 24 đến 34 tuần thai) theo chỉ định của bác sĩ.

Nụ cười của bé Bắp khi được da kè da với mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Nụ cười của bé Bắp khi được da kè da với mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

“Đặc biệt, sữa mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh và giờ thứ 2 trở đi hoàn toàn khác nhau. Sữa non trong 1 giờ đầu sẽ giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tăng khả năng phát triển của bé sau này. Đó là lý do tại sao Bộ Y tế và WHO khuyến cáo nên cho bé bú mẹ ngay trong 1 giờ sau sinh.

Về phương pháp da kề da sau sinh, ngực mẹ là môi trường lý tưởng nhất để làm ấm, nuôi dưỡng và bảo vệ bé tối ưu, giúp phát triển và ngăn ngừa bệnh tật. Không có môi trường nào khác có thể thay thế ngực của mẹ với sự áp ấm cả về thể chất lẫn tinh thần, mẹ sẽ truyền cho con tình yêu thương và cảm xúc dịu dàng nhất”, bác sĩ Lương Kim Chi nhấn mạnh. 

Sau gần 3 tháng đi vào hoạt động, tổng số ca sinh tại Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An là 1.214, trong đó có 226 bé nhập khoa sơ sinh (sanh tại viện và ngoại viện), 30 bé nhẹ cân (dưới 2,5kg), 100% các bé đều được da kề da tại phòng sinh, 100% đều áp dụng phương pháp Kangaroo cho bé nhẹ cân.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm