| Hotline: 0983.970.780

Bế tắc vụ 400m3 gỗ trôi dạt từ Lào về Nghệ An

Thứ Hai 15/03/2021 , 10:17 (GMT+7)

Qua kiểm tra, Sở Tài chính tỉnh Nghệ An xác nhận số gỗ trôi dạt từ Lào về có những điểm tương đồng với gỗ công ty Nam Thanh Quang mua ở Lào.

Lô gỗ trôi dạt từ Lào về đã chứng minh được chủ sở hữu là Công ty Nam Thành Quang. Ảnh: Việt Khánh.

Lô gỗ trôi dạt từ Lào về đã chứng minh được chủ sở hữu là Công ty Nam Thành Quang. Ảnh: Việt Khánh.

Bế tắc 

Sau gần 3 năm vụ việc liên quan đến Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại tổng hợp (ĐTXD – TMTH) Nam Thành Quang vẫn chưa có kết quả.

Như NNVN đã thông tin, ngày 2/6/2015 Nam Thành Quang ký kết Hợp đồng số 08/HĐMB về việc “mua bán gỗ” với Công ty Khai thác gỗ Bọ Xái Khăm (địa chỉ tại bản Phôn Ngam Tày, huyện Mường Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào), nội dung ký kết thể hiện tổng khối lượng 9.450 m3 gỗ tròn, xẻ các loại.

Sau trận bão lũ lịch sử, lô gỗ gần 400m3 đã trôi dạt về lòng Nậm Nơn. Ảnh: Việt Khánh.

Sau trận bão lũ lịch sử, lô gỗ gần 400m3 đã trôi dạt về lòng Nậm Nơn. Ảnh: Việt Khánh.

Quá trình phối hợp đang tiến triển thuận lợi thì bất ngờ gặp khó, nguyên do là ngày 13/5/2016 Thủ tướng Chính phủ Lào ban hành Chỉ thị số 15/PM Quy định “cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ tấm, gốc hoặc rễ cây, thân cây, cành cây, u gỗ, cây sống hoặc cây để làm vật trang trí được khai thác từ rừng tự nhiên xuất khẩu ra nước ngoài trong mọi trường hợp”.

Động thái cứng rắn nói trên khiến nhiều DN Việt Nam, vốn đã “vung tiền” đầu tư dàn trải, ký kết các hợp đồng theo dạng đi tắt đón đầu với các DN phía Lào lập tức lãnh đủ. Nam Thành Quang không là ngoại lệ.

 Đến tháng 4/2017 Công ty Bọ Xái Khăm mới làm thủ tục kiểm kê, bàn giao số hàng tồn đọng cho Nam Thành Quang với khối lượng 6.186m3 để đối tác chủ động phương án bảo quản.

Việc xác thực nguồn gốc lâm sản mất nhiều thời gian. Ảnh: Việt Khánh.

Việc xác thực nguồn gốc lâm sản mất nhiều thời gian. Ảnh: Việt Khánh.

Thế nhưng ông trời khéo trêu lòng người, đang trong tình cảnh khốn khó bủa vây DN này lại nhận thêm “cú đấm chí mạng” vào năm 2018. Ảnh hưởng của cơn bão số 3 và số 4 khiến nước lũ dâng lên cao ngút, lưu lượng mạnh đến nỗi gây vỡ đập thủy điện ở Lào, cứ thế nước từ thượng nguồn đổ về với gia tốc kinh hoàng cuốn trôi cơ man nhà cửa, vật dụng, phương tiện cùng 920m3 gỗ (trong số 6.186m3) của Nam Thành Quang đổ về địa phận sông Nậm Nơn của Việt Nam.

Nắm bắt nội dung, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành xác minh chính xác nguồn gốc để xử lý theo quy định pháp luật.

Đoàn liên ngành xác nhận: Đối chiếu ngẫu nhiên 10% khối lượng gỗ được trục vớt, kết quả trùng khớp về kích cỡ với bảng kê gỗ thiệt hại do mưa lũ gây ra của Công ty khai thác gỗ Bọ Xái Khăm và Nam Thành Quang xác lập ở Lào.

Cơ quan chuyên môn cho rằng “kết quả đối chiếu 10% khối lượng gỗ là chưa đủ cơ sở để xác thực”, từ đó đã tiến hành “xác lập quyền sở hữu toàn dân” và định mức khởi điểm đấu giá.

Hiện công tác xử lý đã vượt quá thẩm quyền của UBND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Hiện công tác xử lý đã vượt quá thẩm quyền của UBND tỉnh Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Dĩ nhiên, Nam Thành Quang không mong muốn giải pháp này và tiếp tục kiến nghị xin tháo gỡ. UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Đoàn Kiểm tra liên ngành vào cuộc lần 2 nhằm kiểm tra tổng thể, kết luận sau cùng không đổi: Gỗ đúng của Nam Thành Quang.

Tưởng như vụ việc đã đến hồi kết, nhưng không thực chất vẫn là một mớ bòng bong…

Vượt quá thẩm quyền

Đánh giá khách quan, chính quyền tỉnh Nghệ An đã có những động thái nhất định hòng sớm giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên ở chiều ngược lại phía Xiêng Khoảng, Lào lại không có văn bản phản hồi chính thức.

Ngày 8/3/2021, trao đổi với PV NNVN, đại diện Sở Tài chính khẳng định, vụ việc của Nam Thành Quang hiện đã vượt quá thẩm quyền xử lý của tỉnh. 

Ngày 28/10/2020 tỉnh này đã làm tờ trình số 7518/TTr – UBND gửi đến Thủ tướng Chính phủ “Xin chủ trương giải quyết lâm sản do lũ cuốn trôi trên địa bàn huyện Kỳ Sơn và Tương Dương”. Trong đó, Nghệ An trình phương án: Cho phép DN được kê khai nộp thuế để nhận lại số gỗ.

Công tác bảo quản hết sức sơ sài, do đó vụ việc 'ngâm' càng lâu thì Nam Thành Quang càng thiệt hại nặng nề. Ảnh: Việt Khánh.

Công tác bảo quản hết sức sơ sài, do đó vụ việc "ngâm" càng lâu thì Nam Thành Quang càng thiệt hại nặng nề. Ảnh: Việt Khánh.

Suýt xoát nửa năm trời từ thời điểm trình Thủ tướng, tình hình chưa có tiến triển gì thêm. Ở khía cạnh khác, gần như toàn bộ lô gỗ sau khi được trục vớt đang được bảo quản trong điều kiện hết sức sơ sài, quanh năm suốt tháng chịu cảnh dãi nắng dầm sương, độ hao mòn là điều khó tránh…

Bàn về việc này, lãnh đạo Sở Tài chính nêu rõ quan điểm, quá trình xác minh đã xác định số gỗ trên là của Công ty Nam Thành Quang. Tuy nhiên gỗ ở bên Lào trôi dạt về chứ không phải tạo lập ở trong nước.

Về nguyên tắc có 2 phương án xử lý, 1 là xin Thủ tướng Chính phủ để lập tờ khai thuế như các lô gỗ nhập khẩu bình thường khác, bằng không phải xác lập quyền sở hữu toàn dân để đấu giá.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.