| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre: Khẩn cấp chống mặn, không để dân khát

Thứ Sáu 07/02/2020 , 10:27 (GMT+7)

Hiện nay, mặn đã xâm nhập sâu trở với cường độ từ bằng đến gay gắt hơn so với cùng kỳ năm 2015-2016. Bến Tre đang khẩn cấp chống mặn.

Ban bố tình huống khẩn cấp

Hiện nay, mặn đã xâm nhập nhanh và sâu trở lại gần như bao trùm địa bàn tỉnh Bến Tre. Thông tin từ Đài Khí tượng - Thủy văn Bến Tre cho biết, mặn trên sông Hàm Luông và Cổ Chiên xâm nhập rất nhanh và ở mức sâu hơn đợt hạn mặn lịch sử năm 2016.

Nước mặn đã xâm nhập sâu, gần như bao trùm toàn bộ tỉnh Bến Tre.

Tại cảng cá Bình Đại, độ mặn từ 26-29‰. Tại xã An Thuận (huyện Thạnh Phú), mặn giao động từ 25-28‰. Tại Tiệm Tôm (huyện Ba Tri), độ mặn lên đến 27-30‰. Độ mặn 4‰ đã xâm nhập vào đất liền cách cửa sông khoảng 48-68 km. Độ mặn 1‰ xâm nhập vào đất liền cách cửa sông từ 63-83 km.

Đối với sản xuất, nước mặn đã làm thiệt hại trên 100ha lúa vụ TĐ của 160 hộ dân, đang uy hiếp trên 3.000 ha lúa ĐX ở các huyện ven biển và đe dọa khoảng 20.000 ha vườn cây ăn trái. Mới đây, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định về tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, các cấp chính quyền, ngành chức năng và người dân tỉnh Bến Tre đang khẩn cấp ứng phó với hạn mặn. Nhất là theo dõi sát diễn biến nước mặn qua tin nhắn độ mặn qua SMS, zalo, facebooks.

Ông Huỳnh Văn Thiết, xã Tân Phú, huyện Châu Thành cho biết, nhờ có kinh nghiệm ứng phó với hạn mặn nên hơn 10 năm qua mà vườn sầu riêng 2ha của gia đình ông không bị thiệt hại, ông Thiết cho biết: Năm nào dự báo mặn cao thì tô bùn ở mép mương không tô ở trên. Đồng thời trên mặt tôi để cỏ, thí dụ tôi tưới vào các ngày: 17-18 hoặc mùng 3, mùng 4 (âm lịch) nước sát kiệt, nước nguồn đẩy mặn lùi sâu xuống tôi lấy nước vô chưa tôi tưới được nửa tháng tưới 3 lần. 

Ông Huỳnh Văn Thiết, tích cực trữ nước ngọt chống hạn mặn cho vườn sầu riêng.


Nước sinh hoạt đang khó khăn

Thời điểm này, nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất ở 2 Khu công nghiệp (KCN) An Hiệp và Giao Long (huyện Châu Thành) đang rất khó khăn. Công ty cổ phần cấp nước Bến Tre có 3 nhà máy xử lý nước mặt có quy mô lớn đặt tại xã An Hiệp, Hữu Định (huyện Châu Thành) và Sơn Đông (TP Bến Tre) có khả năng cung cấp 70.000 m3/ngày, đêm. Qua đó, cung cấp cho khoảng 75.000 hộ dân ở các huyện Châu Thành, TP. Bến Tre, thị trấn Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày Nam) và 2 KCN Giao Long, An Hiệp.

Ở thời điểm này, nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy của công ty đều nhiễm mặn trên 1‰ nên bất đắc dĩ các nhà máy đều phải bơm nước mặn lên xử lý để cung ứng cho khách hàng.

Theo ông Trần Hùng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh Bến Tre, giải pháp để khắc phục vấn đề này là đợi các công trình ngăn mặn khép kín sông Ba Lai thành hồ chứa nước ngọt hoàn chỉnh thì mới có nguồn nước ngọt đảm bảo. Phía công ty cũng có những giải pháp tình thế, nhất là tiếp tục chở nước đến phục vụ KCN Giao Long khi cần thiết, ông Trần Hùng cho biết:

“Đối với nhà máy nước Hữu Định có đào một cái hồ chứa nước tại nhà máy. Khi nước ròng sẽ bơm công suất gấp đôi lên, một phần đưa lên dây chuyền xử lý, một phần bơm vào hồ chứa. Khi độ mặn lên cao sẽ bơm nước từ hồ đó lên để pha ra. Đối với Khu công nghiệp Giao Long, có thời điểm nước mặn cao quá, công ty lấy nước từ nhà máy nước An Hiệp về chở bằng xe bồn để pha loãng ra”.

Hiện nay, hệ thống nhà máy xử lý nước mặt nông thôn do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bến Tre quản lý cũng nhiễm mặn từ 1‰ trở lên nên việc cung ứng nước nhiễm mặn do dân là không tránh khỏi.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 1] Vươn tầm thế giới

Phó Chủ tịch KOCHAM kỳ vọng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh đổi mới, phát triển các sản phẩm từ tổ yến, để khi nhắc đến tổ yến người ta nghĩ ngay đến yến Việt.

Chó nghi dại cắn 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ

BÀ RỊA - VŨNG TÀU CDC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, đơn vị vừa ghi nhận một vụ chó nghi mắc bệnh dại đã cắn ít nhất 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ.

Quản lý chặt nguồn nước, đảm bảo tưới cho cây trồng trên hệ thống An Trạch

Đây là khuyến cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin ngày 10/4 về quản lý nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch phục vụ sản xuất.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Cá nuôi biển chết, người nuôi lo lắng

QUẢNG BÌNH Cá ở vùng nuôi biển duy nhất của Quảng Bình đang bị chết, người dân nghi do bị nhiễm váng đen trôi nổi bất thường trên biển.

Yên Bái ‘báo động đỏ’ cháy rừng

YÊN BÁI Mùa hanh khô ở vùng cao của tỉnh Yên Bái luôn trong tình trạng ‘báo động đỏ’ xảy ra cháy rừng, ngành chức năng và người dân cần cảnh giác cao độ.