| Hotline: 0983.970.780

Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Bến Tre: Nỗ lực hiện thực hoá mục tiêu phát triển ngành tôm tỷ đô

Thứ Ba 02/08/2022 , 09:25 (GMT+7)

Lãnh đạo các ngành, các cấp tỉnh Bến Tre đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp phát triển bền vững ngành tôm, nhất là mục tiêu 4.000ha tôm công nghệ cao vào năm 2025.

Mục tiêu phát triển 4.000ha tôm công nghệ cao

Ngày 29/1/2021, Tỉnh ủy Bến Tre ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến 2030, trong đó có nuôi tôm công nghệ cao. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Bến Tre sẽ phát triển 4.000 ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao và đến năm 2030 là 5.000 ha. Qua năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết tại ba huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú tổng diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 50% với khoảng 2.000 ha.

Ông Đoàn Văn Đảnh Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre cho biết: “Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Bến Tre rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi theo hướng công nghệ cao. Đồng thời, tập trung phát triển nhanh, mạnh đối với tôm sú, tôm chân trắng có thị trường tốt. Nhân rộng và phát triển mô hình nuôi tôm theo công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, nuôi hai giai đoạn để nâng cao năng suất, sản lượng và phát triển bền vững. Đến nay toàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao, năng suất bình quân 12 tấn/ha/vụ, cao gấp 4 lần so với nuôi thâm canh trước đây. Lợi nhuận trung bình từ 700 đến 800 triệu đồng/ha/vụ nuôi”.

Tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu phát triển 4.000ha tôm công nghệ cao đến năm 2025. Ảnh: Minh Đảm.

Tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu phát triển 4.000ha tôm công nghệ cao đến năm 2025. Ảnh: Minh Đảm.

Tuy vậy, đối với nuôi tôm công nghệ cao nhu cầu về vốn rất lớn. Trung bình mỗi ha đầu tư nuôi tôm công nghệ cao khoảng một tỷ đồng. Vì vậy, trong thời gian qua, chỉ một số nông dân khá giả mới có khả năng đầu tư. Còn lại những hộ dân ít vốn, diện tích sản xuất nhỏ, lẻ chấp nhận rủi ro để sản xuất theo kiểu cũ. Gia đình ông Đặng Văn Bảy (ngụ xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú) cũng làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao đem về thu nhập hơn chục tỷ đồng mỗi năm.

Ông Bảy cho biết: “Mô hình nuôi tôm công nghệ cao phải đầu tư khá lớn, trung bình khoảng 1 tỷ đồng/ha nhưng hiệu quả mang lại rất lớn do không dịch bệnh, nước xử lý kỹ nên tôm mau lớn. Tôi áp dụng theo nuôi hai giai đoạn, một ha chỉ cho nuôi khoảng 1.500m2 mặt nước, diện tích còn lại là ao ươm và ao xử lý nước, tôm sẽ nuôi với mật độ cao khi đó tôm nuôi cần rất nhiều nước sạch để thay đổi liên tục. Khi đó, năng suất năng suất khoảng 9 tấn, cao hơn 3 lần so với thả nuôi theo bình thường. Cái khó là nông dân cần rất nhiều vốn để đầu tư”.

Kế hoạch 10.000 tỷ

Để giải quyết những vướng mắc và cụ thể hóa Nghị quyết Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành kế hoạch phát triển nuôi tôm công nghệ cao với tổng kinh phí đầu tư hơn 10.705 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng, còn lại là vốn của dân, vốn doanh nghiệp đầu tư. Dự kiến đến 2025, sản lượng tôm biển ứng dụng công nghệ cao đạt 144 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,4%, giá trị sản xuất ngành tôm đạt 1 tỷ USD.

Theo ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, thời gian tới, Bến Tre triển khai đồng bộ các giải pháp từ cơ chế, chính sách đến đầu tư hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, nhất là đầu tư nuôi tôm công nghệ cao và đầu tư nhà máy chế biến tôm…

Cụ thể, tỉnh Bến Tre phát triển các mô hình hợp tác, liên kết các hộ nuôi, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lại thành tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn. Tập trung làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian. Tỉnh chuyển đổi một số vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành vùng nuôi thủy sản chuyên canh, phù hợp với quy hoạch, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Đồng thời, ưu tiên thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh cấp, thoát đối với các vùng nuôi tôm tập trung, vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.

Lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre thăm khu sản xuất tôm công nghệ cao của tỉnh. Ảnh: Minh Đảm.

Lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre thăm khu sản xuất tôm công nghệ cao của tỉnh. Ảnh: Minh Đảm.

Chính sách khuyến khích đầu tư

Tỉnh Bến Tre là địa phương chưa có nhà máy chế biến tôm hoạt động trên địa bàn. Để phát triển ngành tôm như mục tiêu đặt ra, tỉnh Bến Tre bên cạnh chú trọng đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu còn ưu tiên mời gọi các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tôm. Chúng tôi trao đổi về chính sách đầu tư của tỉnh đối với lĩnh vực đầu tư nông nghiệp ở địa phương với bà Trần Thị Xuân Duyên, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và khởi nghiệp tỉnh Bến Tre được biết:

“Hiện nay, tỉnh cũng ưu tiên mời gọi các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nhất là nhà máy chế biến tôm, tỉnh chưa có nhà máy chế biến tôm. Bên cạnh các ưu đãi theo quy định chung, nếu nhà máy đặt tại 3 huyện ven biển sẽ được ưu đãi hỗ trợ đầu tư theo cơ chế đặc thù các huyện vùng ven biển. Những chính sách ưu đãi về giảm thuế, hỗ trợ đầu tư, hạ tầng…”.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng có chính hỗ trợ vùng nuôi thủy sản được quy định tại Nghị quyết số 32/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định về chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động Ban quản lý vùng nuôi thủy sản (hoạt động trên lĩnh vực nuôi tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre; có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Đây là một trong những chính sách góp phần thúc đẩy phát triển diện tích nuôi tôm, nhất là tôm công nghệ cao của tỉnh Bến Tre.

Tính đến nay, các cấp ngành của tỉnh đã phối hợp với địa phương thành lập 91/100 Ban Quản lý vùng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có hỗ trợ kinh phí hoạt động. UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp Sở Tài chính xây dựng dự toán chi phí hàng năm, hướng dẫn trình tự quyết toán kinh phí đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện nay, tỉnh Bến Tre đang thực hiện nhiều chính sách hõ trợ đầu tư phát triển tôm công nghệ cao. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, tỉnh Bến Tre đang thực hiện nhiều chính sách hõ trợ đầu tư phát triển tôm công nghệ cao. Ảnh: Minh Đảm.

Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú sẽ đầu tư nhà máy chế biến tôm

Mới đây, trong cuộc họp tư vấn về giải pháp phát triển ngành tôm Bến Tre giai đoạn 2021-2030, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú đã góp ý hoàn thiện về giải pháp thực hiện như: Xây dựng vùng nuôi tập trung, vị trí mời gọi đầu tư nhà máy chế biến… Về phía công ty sẽ đầu tư nhà máy chế biến tôm trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết đầu ra sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế địa phương.

Ông Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho biết: Đơn vị tư vấn ghi nhận ý kiến trao đổi, góp ý của đại biểu các sở ngành, địa phương, đặc biệt là đóng góp của ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú để tiếp tục hoàn thiện phương án quy hoạch phát triển ngành tôm của tỉnh, nhằm tích hợp Quy hoạch tổng thể của tỉnh.

Nhất là các giải pháp để triển khai quy hoạch cần xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tạo vùng sản xuất tập trung và hiệu quả để nhân rộng. Huy động nhiều nhà đầu tư chiến lược giúp Bến Tre cụ thể hóa quy hoạch phát triển ngành tôm, trong đó Tập đoàn Minh Phú là doanh nghiệp dẫn đầu.

  • Tags:
Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.