| Hotline: 0983.970.780

Huyện ven biển 'xứ dừa' quyết đột phá nuôi tôm biển công nghệ cao

Thứ Hai 30/05/2022 , 08:12 (GMT+7)

BẾN TRE Thực hiện mục tiêu 1.500 ha nuôi tôm biển công nghệ cao vào năm 2025, trong năm 2022, Thạnh Phú (Bến Tre) phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm công nghệ cao 950 ha.

Huyện Thạnh Phú (Bến Tre) có diện tích nuôi tôm biển thâm canh lũy kế đến cuối năm 2021 là 3.350ha, năng suất bình quân khoảng 10 tấn/ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn, nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao là 780ha, tập trung ở các xã trong vùng quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghệ cao là Thạnh Hải, Thạnh Phong, Giao Thạnh, An Điền, An Nhơn, An Quy, An Thuận, An Thạnh và Mỹ An, năng suất thu hoạch trung bình khoảng 40 tấn/ha. Thời gian qua, mô hình nuôi tôm theo hướng công nghệ cao này cho thấy hiệu quả rất cao, rủi ro tương đối thấp, đang phát triển mạnh tại các địa phương vùng quy hoạch.

Nuôi tôm theo hướng công nghệ cao cho hiệu quả cao, rủi ro thấp. Ảnh: Minh Mừng.

Nuôi tôm theo hướng công nghệ cao cho hiệu quả cao, rủi ro thấp. Ảnh: Minh Mừng.

Hiện tại, UBND huyện đang tập trung thực hiện kế hoạch phát triển 1.500ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025. Huyện đã thành lập tổ chỉ đạo cấp huyện; 9 xã trong vùng quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghệ cao đều xây dựng kế hoạch cấp xã, thành lập tổ vận động cấp xã để thực hiện kế hoạch của huyện.

Tính đến tháng 5/2022, diện tích nuôi tôm biển thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong huyện ước đạt 800ha. Từ đầu năm đến nay, người dân đã thả nuôi vụ 1, diện tích nuôi khoảng 578ha. Trong đó, đã thu hoạch 390ha, sản lượng ước đạt 4.680 tấn. Nhìn chung, đa số người dân nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao đều có lợi nhuận cao, ít gặp rủi ro.

Ngay từ những tháng đầu năm, Phòng NN-PTNT huyện phối hợp Chi cục Thủy sản, Chi cục Phát triển Nông thôn, Ban sáng lập viên, Agribank Thạnh Phú và các hộ nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao của các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải và Giao Thạnh đã tổ chức 3 cuộc triển khai chính sách hỗ trợ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao và vận động các hộ dân tham gia HTX Nuôi tôm công nghệ cao huyện Thạnh Phú, kết quả có 19 hộ đăng ký tham gia.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang phát triển mạnh tại các vùng quy hoạch của huyện Thạnh Phú. Ảnh: Minh Mừng.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang phát triển mạnh tại các vùng quy hoạch của huyện Thạnh Phú. Ảnh: Minh Mừng.

Phòng NN-PTNT cũng phối hợp với UBND xã An Nhơn và Giao Thạnh thành lập 1 tổ hợp tác nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với 20 thành viên, nâng tổng số đến nay huyện có 2 tổ hợp tác nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, phối hợp với Công ty TNHH Hải sản Việt Hải (tỉnh Hậu Giang) khảo sát diện tích mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao để xây chứng nhận ASC. Hiện Công ty đang hỗ trợ cho cơ sở nuôi cả bà Phan Thị Mỹ Linh xây dựng hồ sơ làm giấy chứng nhận ASC (chứng nhận quốc tế thủy sản nuôi có trách nhiệm).

Phòng NN-PTNT huyện cũng rà soát, thống kê danh sách, hiện trạng các doanh nghiệp, cơ sở, hộ nuôi tôm thâm canh, nuôi ứng dụng công nghệ cao và những trường hợp có nhu cầu chuyển đổi, đầu tư mới hoặc mở rộng mô hình. Phấn đấu đến cuối năm 2022, toàn huyện đạt diện tích nuôi tôm công nghệ cao 950 ha.

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Huy động thêm kinh phí cho dự án phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật

Dự án dự kiến dành riêng cho khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (giai đoạn 2025-2028) nhằm tăng cường hiểu biết về dịch bệnh mới nổi từ động vật sang người.

Giống lúa Hưng Long 555 năng suất hơn 10 tấn/ha tại ĐBSCL

AN GIANG Giống lúa Hưng Long 555 được nhiều nông dân cả nước đánh giá có tiềm năng xuất khẩu nhờ chất lượng gạo ngon, cơm mềm, đậm vị, đáp ứng yêu cầu thị trường khó tính.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

TP.HCM phát động phong trào trồng và bảo vệ cây xanh

Chủ tịch UBND TP.HCM có ý kiến chỉ đạo về thực hiện 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' và công tác bảo vệ cây xanh, bảo vệ, phát triển rừng năm 2025.