| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2030

Thứ Năm 10/06/2021 , 08:20 (GMT+7)

Mới đây, UBND tỉnh Bến Tre vừa mới ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, Bến Tre phấn đấu huyện Chợ Lách đạt chuẩn NTM nâng cao, TP Bến Tre hoàn thành nâng cao chất lượng tiêu chí xã NTM. Năm huyện gồm: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú, Châu Thành và Bình Đại đạt chuẩn NTM. Tỉnh cũng phấn đấu có ít nhất 80% xã đạt chuẩn NTM; các xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên; có ít nhất 40% xã đạt chuẩn NTM nâng cao; mỗi huyện thành phố có một xã NTM kiểu mẫu.

Xây dựng hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới ở Bến Tre. Ảnh: Minh Đảm.

Xây dựng hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới ở Bến Tre. Ảnh: Minh Đảm.

Đặc biệt, xây dựng 2 xã thí điểm là Phú Lễ (huyện Ba Tri) và Giao Long (huyện Châu Thành) vừa đạt tiêu chí NTM theo bộ tiêu chí của Trung ương, vừa gắn với yêu cầu của tỉnh như khu dân cư tập trung, vùng sản xuất tập trung, nghĩa trang nhân dân. Định hướng đến năm 2030, tỉnh Bến Tre hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Năm huyện gồm: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú, Châu Thành và Bình Đại đạt chuẩn NTM nâng cao. Riêng huyện Chợ Lách đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 100% xã đạt chuẩn NTM.

Đến nay, tỉnh Bến Tre có 58 xã đạt chuẩn NTM; xã Phú Nhuận (TP Bến Tre) đạt chuẩn NTM nâng cao; huyện Chợ Lách đạt chuẩn NTM và TP Bến Tre hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Dự kiến kinh phí của chương trình khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương khoảng 2.883 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh khoảng 2.409 tỷ đồng. Vốn lồng ghép khoảng 2.000 tỷ đồng. Vốn tín dụng khoảng 170,5 nghìn tỷ đồng. Còn lại là vốn doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

Để đạt được những mục tiêu trên, tỉnh Bến Tre đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình, hoàn thiện cơ chế, chính sách; huy động nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Trong đó, giải pháp quan trọng là tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Đường sá sạch đẹp tại các xã nông thôn mới. Ảnh: Minh Đảm.

Đường sá sạch đẹp tại các xã nông thôn mới. Ảnh: Minh Đảm.

Để hoàn thành nội dung này, UBND tỉnh Bến Tre  tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 359-KL/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, xây dựng NTM giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2025, Nghị quyết về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030, các chương trình, đề án khác có liên quan đến phát triển ngành nông nghiệp.

Tập trung phát triển các hình thức liên kết sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chú trọng việc đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo HTX, tổ hợp tác để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác, tập trung nâng chất các HTX hiện có.

Tiếp tục tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo phù hợp với thực trạng nhu cầu ngành, nghề của địa phương, tăng cường công tác tư vấn giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh cho người lao động, góp phần cải thiện cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội. Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng để phát triển sản xuất, tích cực tham gia các đề án, dự án về phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để có cơ hội thoát nghèo.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án đã ban hành, đặc biệt là Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhằm tạo ra các sản phẩm giá trị, tạo thu nhập ổn định, bền vững cho người dân.

  • Tags:
Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng. 

Ninh Thuận: Thêm 84 sản phẩm được công nhận OCOP

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt hạng OCOP từ 3 - 4 sao.