Đây là đơn vị cấp huyện đầu tiên đầu tiên của tỉnh Bến Tre hoàn thành nhiệm vụ này. Đến nay, kinh phí thực hiện xây dựng thôn mới ở Chợ Lách đạt trên 2.176 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp trên 600 triệu đồng.
Huyện Chợ Lách được biết đến với vương quốc hoa kiểng và trái cây của ĐBSCL. Cùng với đó là nhiều đặc sản cây ăn trái nổi tiếng như sầu riêng Chín Hoá, Ri-6, măng cụt Cái Mơn, nhãn, chôm chôm và gần đây nhất là vú sữa không mủ Mica. Đây là nền tảng đặc biệt quan trọng giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương, giải quyết vấn đề lao động và việc làm, nâng cao thu nhập giảm nghèo bền vững.
Đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Chợ Lách đạt bình quân 352 triệu đồng/ha, tăng 122 triệu đồng/ha so với năm 2011. Làng nghề cây giống của huyện có trên 4.000 hộ tham gia, bình quân mỗi hộ thu nhập 750 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt trên1 tỷ đồng/ha. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 92%, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 54 triệu đồng/năm, tăng gần 3 lần so với khi khởi điểm. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm trên 6 lần, hiện nay chỉ còn 2,3%.
Xây dựng nông thôn mới, huyện Chợ Lách chú ý quan tâm đầu tư hệ thống thuỷ lợi. Đến nay, toàn huyện có trên gần 10.900 ha đất sản xuất chủ động được nước tưới, đạt trên 92%. Bộ mặt giao thông nông thôn ngày càng khởi sắc, số tuyến đường nhựa hoá, bê tông hoá đã tăng gấp đôi so với năm 2011, đạt gần 250 km.
Thờ gian tới, huyện Chợ Lách hướng đến xây dựng các xã: Vĩnh Bình, Phú Sơn, Tân Thiềng, Phú Phụng, Hưng Khánh Trung B được công nhận xã nông thôn mới nâng cao. Riêng xã Sơn Định được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Cùng với đó, huyện Chợ Lách cũng đưa ra nhiều giải pháp quyết tâm đưa thu nhập của người dân tăng lên trên 90 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo dưới 3% và bảo hiểm xã hội đạt từ 95% trở lên.