| Hotline: 0983.970.780

Kẹo dừa Bến Tre được xếp hạng sản phẩm 5 sao

Thứ Hai 09/11/2020 , 08:40 (GMT+7)

Đó là kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa béo nguyên chất của Công ty TNHH sản xuất, kinh doanh tổng hợp Đông Á tại TP Bến Tre.

Kẹo dừa đạt 5 sao

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) từ cuối năm 2018, đến nay sau 2 năm thực hiện đã thu về những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Hiện nay, thành phố Bến Tre có 13 sản phẩm được công nhận 4 sao và 5 sao. Trong đó, có 3 sản phẩm được công nhận đạt 5 sao.

Đó là các sản phẩm mặt nạ dừa của Công ty TNHH Chế biến sản phẩm dừa Cửu Long và kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa béo nguyên chất của Công ty TNHH Sản xuất, Kinh doanh tổng hợp Đông Á được xếp hạng 5 sao.

Hiện, UBND tỉnh Bến Tre giao Sở NN-PTNT làm thủ tục gửi về Bộ NN-PTNT để xem xét, phân hạng, chứng nhận sản phẩm quốc gia, tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao; đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất sử dụng, in, dán logo, thứ hạng OCOP lên sản phẩm theo đúng quy định.

Kẹ dừa Bến Tre được xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao. Ảnh: Minh Đảm.

Kẹ dừa Bến Tre được xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao. Ảnh: Minh Đảm.

Kết quả này phản ảnh các chủ thể sản xuất đã đầu tư rất nhiều công sức cho các sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố, bởi để được xếp hạng 4 sao và 5 sao. Các sản phẩm phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí mới có được mức điểm cao trong thang điểm đánh giá. 

Ông Nguyễn Văn Được, Trưởng phòng Kinh tế TP Bến Tre cho biết: “Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP, tỉnh Bến Tre có 7 doanh nghiệp, trong đó 4 doanh nghiệp trên địa bàn TP. Bến Tre ký bản ghi nhớ với Tập đoàn Central Group. Ở các đợt hội chợ sản phẩm OCOP tại tỉnh thì các sản phẩm có gắn sao được khách hàng quan tâm và mua nhiều hơn sản phẩm không gắn sao”.

Tính đến nay, TP Bến Tre đã tổ chức 4 lớp tập huấn Chương trình OCOP cho 192 người tham dự, đối tượng là chủ thể sản xuất, cán bộ xã phường và một lớp tập huấn cho 48 lượt tham dự là lãnh đạo Đảng ủy, lãnh đạo UBND xã, phường và cán bộ phụ trách OCOP xã, phường, thành viên Hội đồng đánh giá thành phố. Trong thời gian tới, TP Bến Tre sẽ tiếp tục tổ chức khảo sát, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp, thực hiện chương trình kết nối cung cầu với doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Thăm dò ý kiến: Theo bạn sản phẩm kẹo dừa Bến Tre đạt mấy sao?

Trái cây OCOP sẽ chinh phục thị trường nội địa

Hiện nay, Bến Tre có nhiều loại trái cây được xây dựng phát triển sản phẩm OCOP. Các sản phẩm đạt thứ hạng cao tiêu biểu như: bưởi da xanh, nhãn, chôm chôm, sầu riêng đạt chứng nhận 4 sao. Hiện nay, các sản phẩm này hầu như đã được xuất khẩu nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường trong nước chưa thật sự vững mạnh. Trái cây Việt, nhiều mặt hàng chưa bì được với trái cây ngoại nhập. Các doanh nghiệp Việt khát khao xây dựng sản phẩm OCOP không chỉ để xuất khẩu mà còn chinh phục người tiêu dùng nội địa.

Nhiều sản phẩm OCOP trái cây được xếp hạng cao. Ảnh: Minh Đảm.

Nhiều sản phẩm OCOP trái cây được xếp hạng cao. Ảnh: Minh Đảm.

Huyện Chợ Lách từ lâu đã nổi danh là xứ sở của cây ăn trái ở ĐBSCL. Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách cho biết: “Hiện nay, huyện đang có 3 sản phẩm OCOP của Công ty Chánh Thu được xếp hạng 4 sao là các sản phẩm trái sầu riêng, nhãn và chôm chôm. Đây là các sản phẩm cây ăn quả chủ lực của Chợ Lách. Hiện nay, chúng tôi đang hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các tiêu chí để nâng hạng lên sản phẩm 5 sao”.

Bên cạnh việc xây dựng các sản phẩm sầu riêng, chôm chôm, nhãn đạt thứ hạng 5 sao trong Chương trình OCOP, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Chánh Thu) ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre còn đang hướng tới xây dựng thêm nhiều loại trái cây khác không những để khẳng định chất lượng ở thị trường nội địa mà còn để xuất khẩu. Chị Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu cho biết:

Chị Ngô Tường Vy: Chúng tôi xây dựng sản phẩm OCOP trái cây để người tiêu dùng trong nước có thể sử dụng trái cây Việt với chất lượng xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

Chị Ngô Tường Vy: Chúng tôi xây dựng sản phẩm OCOP trái cây để người tiêu dùng trong nước có thể sử dụng trái cây Việt với chất lượng xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

“Chúng tôi cũng đang mong muốn xây dựng một số sản phẩm như vú sữa, xoài, … trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu để phục vụ xuất khẩu. Những sản phẩm đạt 4 sao thì ít nhất tiêu chuẩn chúng tôi xây dựng cũng đạt VietGAP trở lên. Hiện nay, sản phẩm nhãn chúng tôi cũng mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ; sản phẩm sầu riêng thì cũng đã có truy xuất nguồn gốc khi xuất sang thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng một số hợp tác xã canh tác theo tiêu chuẩn cao hơn VietGAP để xuất sang các thị trường khó tính như: Đài Loan, Nhật Bản, châu Âu,…Hơn hết, chúng tôi mong muốn người tiêu dùng trong nước được sử dụng sản phẩm trái cây chất lượng xuất khẩu”.

Thăm dò ý kiến: Theo bạn các sản phẩm bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng và nhãn Bến Tre đạt mấy sao?

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm