| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre tập trung nhiệm vụ phát triển về hướng Đông

Thứ Ba 16/04/2024 , 09:02 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 3686, phát triển Bến Tre về hướng Đông.

Tổng sản lượng khai thác thủy sản trong quý I đạt 55.520 tấn, đạt gần 28% kế hoạch năm… Ảnh: Kiều Nhi.

Tổng sản lượng khai thác thủy sản trong quý I đạt 55.520 tấn, đạt gần 28% kế hoạch năm… Ảnh: Kiều Nhi.

Giá trị ngành tôm đạt 1,21 tỷ USD

Đến quý I/2024, kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển Bến Tre về hướng Đông đạt nhiều kết quả tích cực. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Một số ngành kinh tế thủy sản và chế biến thủy sản tăng đáng kể.

Nổi bật, trong thực hiện kế hoạch phát triển 4.000ha nuôi tôm công nghệ cao đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Toàn tỉnh đã phát triển được 3.253ha diện tích nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao, đạt trên 81% so kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025. Giá trị sản xuất ngành tôm đến quý I/2024 đạt 1,21 tỷ USD. Tổng sản lượng khai thác thủy sản trong quý I đạt 55.520 tấn, đạt gần 28% kế hoạch năm… Qua đó, góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ phát triển của tỉnh về hướng Đông.

Chị Phan Thị Mỹ Linh, chủ trang trại nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao có diện tích 40ha tại huyện Thạnh Phú cho biết, gần đây, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến nghề nuôi tôm, làm cho nghề này ngày càng khó khăn hơn. Hiện nay, chị đang thực hiện mô hình nuôi tôm theo công nghệ CPF-Combine của Công ty CP Việt Nam nhằm góp phần gia tăng hiệu quả trong kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất.

Chị Phan Thị Mỹ Linh, chủ trang trại nuôi 40ha tôm công nghệ cao tại huyện Thạnh Phú chia sẻ, đang thực hiện mô hình nuôi tôm theo công nghệ CPF-Combine của Công ty CP Việt Nam nhằm góp phần gia tăng hiệu quả trong kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất. Ảnh: Kiều Nhi.

Chị Phan Thị Mỹ Linh, chủ trang trại nuôi 40ha tôm công nghệ cao tại huyện Thạnh Phú chia sẻ, đang thực hiện mô hình nuôi tôm theo công nghệ CPF-Combine của Công ty CP Việt Nam nhằm góp phần gia tăng hiệu quả trong kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất. Ảnh: Kiều Nhi.

“Chính quyền địa phương hỗ trợ nuôi tôm công nghệ cao bằng cách mở rộng, gia cố cầu đường thông qua các chương trình nông thôn mới. Đối với lưới 3 pha điện cũng được đầu tư đến lộ chính, ngành chức năng cũng như chính quyền hỗ trợ các thủ tục để đấu nối điện nhanh nhất, gọn nhất. Riêng Sở NN-PTNT thường xuyên tổ chức lấy mẫu kiểm tra dịch bệnh trường. Qua đó có khuyến cáo sử dụng nguồn nước để phục vụ sản xuất”, chị Linh chia sẻ về chương trình phát triển 4.000ha tôm công nghệ cao của tỉnh Bến Tre.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội trên địa bàn 3 huyện biển từng bước được đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa, lễ hội, du lịch phát triển. Công tác xây dựng phát triển sản phẩm du lịch, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.

Nhiều sự kiện quan trọng sắp diễn ra

Năm 2024, thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ 805 đề nghị các ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 3686 của UBND tỉnh, trong đó, lưu ý việc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh (dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 7/2024), tuyến đường ven biển và nhà máy Hydro xanh…

Tỉnh Bến Tre đang tập trung giải quyết những vướng mắc các dự án điện gió. Ảnh: Kiều Nhi.

Tỉnh Bến Tre đang tập trung giải quyết những vướng mắc các dự án điện gió. Ảnh: Kiều Nhi.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đề nghị các cấp, các ngành đẩy mạnh tiến độ thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại kết nối hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, cầu Cổ Chiên 2 kết nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Ngoài ra còn có các công trình dự án liên quan đến phát triển về hướng Đông, đặc biệt là cầu Rạch Miễu 2 và Đường gom đường vào cầu Rạch Miễu 2, hạ tầng Khu công nghiệp Phú Thuận, cầu Ba Lai 8.

Đối với ngành NN-PTNT, cần cơ cấu lại ngành thủy sản theo hướng tăng nuôi trồng, giảm đánh bắt, đánh bắt phải theo kế hoạch, theo chủ trương chung và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Song song đó, tập trung triển khai các giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân không vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), góp phần gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC).

Ngoài ra, tập trung giải quyết những vướng mắc các dự án điện gió, nhất là đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình Đường dây và Trạm biến áp 110kV. Tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển các cụm công nghiệp và tập trung xúc tiến, thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, các cảng, bến thủy nội địa, bến bãi, cảng biển,... Thực hiện rà soát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh để xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định hướng phát triển về hướng Đông.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm