| Hotline: 0983.970.780

Bệnh cháy bìa lá lúa và cách phòng trị

Thứ Sáu 09/08/2024 , 08:21 (GMT+7)

Bệnh cháy bìa lá trên lúa (bạc lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, là một trong những đối tượng dịch hại nghiêm trọng làm giảm năng suất lúa...

Bệnh cháy bìa lá lúa là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và rất khó phòng trị. Bệnh làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa, đặc biệt bệnh gây hại nặng trong vụ mùa mưa, gió.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh này đã xuất hiện ở hầu hết các vụ lúa trong năm, nhất là các tỉnh phía Nam.

Bệnh lại thường xuất hiện đồng thời cùng loại bệnh hại nguy hiểm khác như đạo ôn, nên đã gây khó khăn cho công tác phòng trừ và làm tăng chi phí sản xuất.

Bệnh cháy bìa lá lúa là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và rất khó phòng trị. Ảnh: Minh Tuyên.

Bệnh cháy bìa lá lúa là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và rất khó phòng trị. Ảnh: Minh Tuyên.

Triệu chứng và tác nhân gây hại

Bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra. Vết bệnh điển hình là những vệt lá bị cháy khô trắng có ranh giới rõ ràng, chạy dọc theo mép lá (bìa lá). Sau đó có thể lan rộng làm cho cả lá bị cháy khô. Nếu bệnh nặng có thể làm cho toàn bộ lá lúa bị cháy khô trắng, làm hạt lúa bị lửng, lép, làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng.

Khi lúa giai đoạn mạ, bệnh rất dễ bị nhầm với bệnh do lúa thiếu kali. Khi lúa bị bệnh do thiếu kali, ranh giới giữa phần lá bị bệnh và phần lá khỏe không rõ.

Điều kiện phát sinh phát triển: Trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn, ẩm độ cao và ít nắng thì bệnh phát triển rất mạnh. Bệnh có thể gây hại từ giai đoạn mạ, tuy nhiên thường gây hại tập trung vào giai đoạn lúa đứng cái đến trổ. Đặc biệt, những ruộng vệ sinh và tiêu hủy tàn dư kém, sử dụng giống nhiễm bệnh, gieo sạ dày, bón phân thừa đạm thường bị nặng.

Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới do mưa gió lớn tạo ra, hoặc xâm nhập qua khí khổng, thủy khổng của lá.

Biện pháp phòng trị 

Trước khi gieo trồng, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh vụ trước (trục và dìm kỹ gốc rạ), dọn sạch cỏ dại quanh bờ. Sử dụng giống kháng bệnh để gieo trồng.

Không gieo sạ quá dày để cây lúa cứng cáp, kháng được bệnh (áp dụng theo lượng giống khuyến cáo của chương trình IPM, khoảng 120 kg/ha, nếu sạ hàng, lượng giống sẽ còn ít hơn).

Bón phân cân đối hợp lý, không thừa đạm (nên áp dụng theo bảng so màu lá lúa. Khi lúa bị thừa đạm, lá có màu xanh đậm và phiến lá sẽ không đứng thẳng mà nằm ngang).

Các sản phẩm phòng trị bệnh cháy bìa lá lúa và các loại sâu hại trên lúa hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC. Ảnh: Minh Tuyên.

Các sản phẩm phòng trị bệnh cháy bìa lá lúa và các loại sâu hại trên lúa hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC. Ảnh: Minh Tuyên.

Trong điều kiện thời tiết phù hợp cho bệnh phát sinh, phát triển như đã nêu ở trên, thì chủ động phòng ngừa trước như không bón dư phân đạm, tăng cường phân kali. 
Có thể chủ động phun phòng ngừa trước ở ruộng gieo bằng giống nhiễm, gieo sạ dày và bị dư đạm, hoặc sau những trận mưa có gió lớn, lúa ở giai đoạn từ đứng cái đến đòng trổ...

Theo dõi ruộng thường xuyên, nhất là những giai đoạn cây lúa mẫn cảm với bệnh (từ giai đoạn lúa đứng cái đến đòng trổ). Khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên đồng ngừng sử dụng phân đạm và phun ngay một trong các loại thuốc sau: Hỏa Tiễn 50SP, Alpine 80WG, hoặc Saipan 2SL.

Sử dụng Hỏa Tiễn 50SP hoặc  Saipan 2SL còn giúp quản lý được cả bệnh đạo ôn.

Xem thêm
Tập đoàn Nông nghiệp Con Cò Vàng khai trương văn phòng đại diện mới

TP HCM Ngày 10/9, Tập đoàn Nông nghiệp Con Cò Vàng chính thức khai trương Văn phòng đại diện mới Kim Long tại TP Hồ Chí Minh.

'Check in cùng bao cám, rinh quà về tay' cùng De Heus Việt Nam

De Heus Việt Nam mang đến minigame thú vị 'Check in cùng bao cám, rinh quà về tay' cùng De Heus Việt Nam nhằm tri ân khách hàng trên khắp cả nước.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.