| Hotline: 0983.970.780

Sâu cuốn lá gây hại và cách phòng trị

Thứ Sáu 26/07/2024 , 11:05 (GMT+7)

Sâu cuốn lá gây hại quanh năm trên lúa, phổ biến trong vụ đông xuân và hè thu nếu không có biện pháp phòng trừ tốt sẽ gây thiệt hại nặng cho nhà nông.

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, phân bố rộng khắp các vùng trồng lúa ở châu Á.

Tại Viêt Nam, những năm gần đây, diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá đứng thứ hai sau rầy nâu, đặc biệt ở những vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến trong vụ đông xuân và hè thu.

Đặc tính sinh vật học và gây hại

Sâu cuốn lá thuộc họ Pyralidae/Lepidoptera. Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis, Guenee.

Ngài (bướm) có màu vàng phấn nhạt, cánh dạng tam giác, trên cánh có hai sọc ngang, bướm đẻ trứng mặt trên lá gần gân chính, 4 - 7 ngày sau nở ra sâu non trên măt lá, sâu có 5 tuổi, kéo dài 12 - 17 ngày.

Sâu hóa nhộng ngay trong lá cuốn, giai đoạn nhộng dài 5 - 7 ngày, ngài có xu hướng thích ánh sáng mạnh. Vòng đời sâu cuốn lá dài khoảng một tháng (25 - 38 ngày).

Sâu cuốn lá gây hại phổ biến trên lúa nhất là vụ đông xuân và hè thu. Ảnh: Kim Ngọc.

Sâu cuốn lá gây hại phổ biến trên lúa nhất là vụ đông xuân và hè thu. Ảnh: Kim Ngọc.

Sâu cuốn lá gây hại bằng cách cuốn và ăn lá. Sâu tuổi 1 mới nở thường nằm ở vết hại cũ hoặc bò lên chót lá.

Sâu tuổi 2 bắt đầu phá hại bằng cách nhả tơ cuốn hai mép lá lại thành ống, sống và gây hại bên trong bằng cách cạp lấy chất mô xanh có diệp lục tố, chừa lại lớp biểu bì mặt dưới lá, nên ruộng bị sâu cuốn lá gây hại trông bạc trắng xơ xác.

Do lá bị cuốn và mất diệp lục, quang hợp giảm khiến lúa bị lép, lửng, năng suất giảm, ngoài ra vết thương trên mép lá cũng là cửa ngỏ để vi khuẩn gây bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn xâm nhập và gây hại nhất là vào thời điểm trời mưa bảo, gió mạnh.

Sâu cuốn lá gây hại trên lúa. Ảnh: Kim Ngọc.

Sâu cuốn lá gây hại trên lúa. Ảnh: Kim Ngọc.

Thông thường trong một lá ta chỉ tìm thấy một sâu cuốn lá và sau khi gây hại xong, sâu bò sang lá bên cạnh và tiếp tục cắn phá, trung bình một sâu gây hại cho khoảng 3 - 5 lá.

Giai đoạn 40 ngày sau sạ được xem như thích hợp nhất cho tất cả các tuổi sâu. Ngoài ký chủ chính là lúa, sâu cuốn lá còn tìm thấy trên bắp, cao lương (shorghum), mía, đậu, cỏ dại.

Thiên địch và cách phòng trừ sâu cuốn lá

Thiên địch của sâu cuốn lá rất phong phú, bao gồm nhóm ký sinh, nhóm ăn mồi, nhóm gây bệnh. Trong 3 nhóm trên, thiên địch ký sinh quan trọng nhất trong việc kìm hãm dịch sâu cuốn lá.

Phòng trừ sâu cuốn lá nhất thiết phải theo hướng tổng hợp, gồm:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ.

+ Sạ cấy đồng loạt, mật độ sạ cấy vửa phải (tùy giống), không sạ cấy dầy.

+ Bón phân cân đối hợp lý, không bón thừa đạm.

+ Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm khi bướm xuất hiện, đẻ trừng hay sâu mới nở còn non.

Bộ sản phẩm phòng trừ sâu cuốn lá hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn. Ảnh: Kim Ngọc.

Bộ sản phẩm phòng trừ sâu cuốn lá hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn. Ảnh: Kim Ngọc.

+ Lưu ý: nếu sâu cuốn lá xuất hiện sớm trước 40 ngày sau sạ, mật số không quá cao, không cần phòng trừ, nếu sâu xuất hiện mật số cao giai đoạn đòng - trổ, phải phun thuốc đặc trị ngay như Comda Gold 5 WG, Comda 250EC, Saikumi 39,35 SC, Gà Nòi 95 SP hay Secsaigon 25 EC nên pha với chất bám dính như Sago Sóng thần hay Dầu khoáng SK Enspray 99 EC, chú ý phun luân phiên và nên phun sáng sớm hay chiều mát.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.