| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đục cơ, cong thân trên tôm thẻ

Thứ Năm 24/09/2015 , 07:11 (GMT+7)

Trong môi trường nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, bệnh đục cơ, cong thân là bệnh khá phổ biến xảy ra. 

Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ đục cơ, cong thân là do nguyên nhân gì để có cách khắc phục và điều trị.

Có hai loại bệnh đục cơ, cong thân nhu đục cơ, cong thân do thiếu khoáng và bị stress. Bệnh thường xuất hiện ở tôm nuôi từ 10 ngày tuổi đến khi thu hoạch.

Biểu hiện rõ nhất của bệnh là phần mô cơ chạy dọc cơ thể có màu trắng đục kèm theo đó là cong thân. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tôm.

Bệnh do thiếu một số khoáng thiết yếu trong nước hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường hay tác nhân vật lý… dẫn đến cong thân, đục cơ.

Thứ hai là đục cơ, cong thân do virus IMNV (Infectious myonecrosis virut) gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm 45 ngày tuổi trở đi.

Biểu hiện ban đầu thường xuất hiện trắng đục ở phần cơ đuôi sau đó lan dần khắp cơ thể tôm. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần đuôi, tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao.

Hiện bà con nuôi tôm công nghiệp thường gặp tình trạnh này khiến tôm chậm lớn, giảm năng suất, vì vậy để có cách phòng trị bệnh đục cơ, cong thân, mềm vỏ hiệu quả, cần phải kiểm tra thường xuyên tôm nuôi trong ao, để phát hiện sớm phòng ngừa hiệu quả và giảm chi phí.

Khi đã biết được nguyên nhân của hai loại bệnh trên thì chúng ta có giải pháp thích hợp để phòng trị sao cho hiệu quả.

Đối với nguyên nhân đục cơ, cong thân chủ yếu do thiếu một số vi khoáng thiết yếu, vì vậy người nuôi cần cung cấp chất khoáng ngay từ đầu trong quá trình nuôi.

Ngoài ra bệnh này cũng xuất hiện khi môi trường nuôi thay đổi đột ngột như pH dao động bất thường, nhiệt độ nước chênh lệch quá cao trong ngày, oxy hòa tan thấp, nhiễm khí độc và đặc biệt là nhấc vó, chài tôm kiểm tra không đúng kỹ thuật...

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại khoáng tạt trị bệnh này. Trong đó, Cty TNHH Sando đã nghiên cứu và ứng dụng thành công sản phẩm Miramix N0 10 khoáng tạt đặc trị cong thân, đục cơ cho tôm nuôi.

Sau đây là phác đồ điều trị bệnh đục cơ (trắng lưng), cong thân hiệu quả sau 1 - 3 ngày theo hướng dẫn sau: Dùng khoáng đặc hiệu MIRAMIX N0 10 liều lượng 3 - 5 kg/1.000 m3 hoặc Calciphorus 1 lít/1.000 m3, tạt vào lúc 16 - 18h chiều.

Kết hợp trộn cho ăn và trộn C MIX 25%. Sau đó tiến hành cấy vi sinh Bacpower hay Pondozy No2 để ổn định môi trường.

Còn đối với bệnh đục cơ do virus, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh ao đìa sạch sẽ sau mỗi vụ nuôi, tăng cường sức khỏe vật nuôi bằng cách cung cấp vitamin, khoáng chất, chất tăng sức đề kháng vào khẩu phần ăn hàng ngày trong suốt quá trình nuôi; các sản phẩm như Miramix No 10, Calci One, Calciphorus, Hepavirol Plus, San Anti Shock, Munoman…

Ngoài ra có thể dùng Guarsa khử trùng định kỳ để kìm hãm virus gây bệnh và đặc biệt chú ý đến ngưỡng oxy hòa tan luôn đạt trên 5 mg/lít trở lên nếu nuôi ở mật độ cao.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo khẩn

BẮC KẠN Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng tại tất cả các huyện, thành phố, UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo khẩn thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch.

Vào mùa mưa, cây giống hút hàng, giá tăng 20 - 30%

BẾN TRE Đầu mùa mưa, do nhu cầu mua cây giống của nông dân tăng khá cao nên giá mặt hàng này cũng tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nghiên cứu hệ thống đo phát thải CO2 và CH4 từ cây lúa

CẦN THƠ EcoTraceTech - Hệ thống đo phát thải CO2, CH4 từ cây lúa là ý tưởng khởi nghiệp của nhóm sinh viên Đại học Cần Thơ.