| Hotline: 0983.970.780

Bệnh nhân 420 từng tới chung cư ở TP.HCM, Bộ Y tế thông báo khẩn

Chủ Nhật 26/07/2020 , 21:34 (GMT+7)

Bộ Y tế vừa ra thông báo khẩn yêu cầu điều tra, xác minh những người tiếp xúc gần với bệnh nhân 420 mắc Covid-19, xác định nguồn lây truyền bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát phòng chống dịch Covid-19 tại sân bay và nhà ga. Ảnh: H.Tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát phòng chống dịch Covid-19 tại sân bay và nhà ga. Ảnh: H.Tâm.

Tối 26/7, Bộ Y tế đã thông báo hành trình của bệnh nhân P.T.B.P, 71 tuổi (về hưu) là bệnh nhân 420 mắc Covid-19.

Hành trình của bệnh nhân 420:

- Từ 21/6 đến 8/7, bệnh nhân vào thăm con tại Chung cư Lajc Long Quân, phường 5, quận 11, TP.HCM.

- Từ 8/7, bệnh nhân về lại Đà Nẵng, sống cùng chồng, con trai và con dâu. Bệnh nhân có một con gái khác sống tại Đà Nẵng nhưng từ khi bệnh nhân từ TP.HCM về Đà Nẵng chưa gặp người con này.

- Vài ngày trước khi có dấu hiệu sốt, bệnh nhân cùng chồng đến chợ đầu mối mua sắm.

- Ngày 12/7, bệnh nhân có dấu hiệu sốt và đau ngực, trong thời gian này, bệnh nhân có đến nhà em ruột tại phường 2-9, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

- Ngày 16/7, chồng bệnh nhân đến mua thuốc tại nhà thuốc C.T, đường Hoàng Diệu, Đà Nẵng.

Sau khi dùng thuốc 5 ngày không giảm triệu chứng, ngày 21/7 bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện C, sau đó xin về nhà. Lúc này có ba người nhà ở Quảng Nam ra thăm.

- Ngày 22/7, bệnh nhân vào lại Bệnh viện C. 

- Ngày 25/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng phối hợp BV C Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real Time RT-PCR của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng và Viện Pasteur Nha Trang đều cho kết quả dương tinh với virus SARS-CoV-2.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục điều tra thêm yếu tố dịch tễ, quá trình đi chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân, xác định nguồn lây truyền và điều tra tất cả các trường hợp đã tiếp xúc gần để áp dụng các biện pháp cách ly, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi chặt theo quy định.

Bộ Y tế ra thông báo khẩn, tìm những người đã đến các địa điểm sau:

- Bệnh viện C Đà Nẵng: từ ngày 20 đến 22/7.

- Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng: ngày 18/7 tại phòng 506 Khoa Nội hô hấp và ngày 23/7 tại phòng Hồi sức tích cực.

- Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng: Từ ngày 14 đến 16/7 và 20, 21/7 tại căng tin Bệnh viện, Nhà thuốc Bệnh viện và phòng 401, khu B.

- Những người đã sử dụng dịch vụ xe khách của nhà xe Thanh Hường: Chuyến 3h chiều ngày 17/7 từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Quảng Ngãi; Chuyến 3h sáng ngày 20/7 từ thành phố Quảng Ngãi đi thành phố Đà Nẵng, đến Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng lúc 6h30 sáng.

- Những người đi chuyến tàu 23h ngày 21/7, số hiệu SE7 từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Quảng Ngãi.

- Chợ đầu mối Hoà Cường, 65 Lê Nổ, Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng, vào buổi sáng các ngày từ 8 đến 12/7.

- Quán bún Cô Nở, đường Nguyễn Thuỵ, Quảng Ngãi, vào buổi sáng ngày 18-7.

- Dự tân gia tại hẻm 1 Nguyễn Thông, Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, ngày 19/7.

- Nhà Văn hóa Lao động, đường Hùng Vương, tỉnh Quảng Ngãi, từ 20-21h ngày 23/7.

Bộ Y tế đề nghị những người đã đến những địa điểm mà các bệnh nhân mắc Covid-19 mới tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi từng đến liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ;

Gọi điện đến các đường dây nóng: 1900988975 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Đà Nẵng) và 0914021022 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi) cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình; Thực hiện cách ly tại nhà.

- Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe.

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?

Lá lốt có tác dụng gì với sức khoẻ?

Lá lốt không chỉ giúp hương vị của món ăn thêm thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe và còn có tác dụng điều trị một số loại bệnh.