| Hotline: 0983.970.780

Bệnh nhân ung thư nuôi dưỡng tinh thần dám yêu đời mà sống

Thứ Tư 29/03/2023 , 11:08 (GMT+7)

Bệnh nhân ung thư có thể tìm được sự đồng cảm và sự động viên từ tự truyện ‘Không sợ sống – Dám yêu đời mà sống’ của tác giả Thùy Trang.

Tác giả Thùy Trang đối diện căn bệnh ung thư trước tuổi 40.

Tác giả Thùy Trang đối diện căn bệnh ung thư trước tuổi 40.

Bệnh nhân ung thư phải làm gì trước cái án tử đang treo lơ lửng trước mặt mình? Câu hỏi ấy, đã từng được nhiều người đặt ra suốt nhiều năm qua, khi số lượng bệnh nhân ung thư càng ngày càng nhiều ở nước ta. Rất ít bệnh nhân ung thư may mắn gặp được “thuốc hay, thầy giỏi” và cũng rất ít bệnh nhân ung thư có đủ điều kiện kinh tế để kiên trì theo đuổi những phương pháp điều trị tốn kém với dự báo kết quả mong manh.

Tác giả Thùy Trang đã phát hiện mình bị ung thư, khi đang tràn trề nhiệt huyết của một phóng viên ở mảng giải trí. Chưa đến tuổi 40 đã là một bệnh nhân ung thư, tác giả Thùy Trang đã từng hốt hoảng, đã từng âu lo, đã từ suy sụp. Thế nhưng, khóc hết nước mắt cũng sẽ vô nghĩa, chị đã đứng dậy bằng tinh thần “Không sợ sống – Dám yêu đời mà sống”.

Hành trình vô vàn cam go của một bệnh nhân ung thư được tác giả Thùy Trang viết lại thành cuốn tự truyện “Không sợ sống – Dám yêu đời mà sống” do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Tác giả Thùy Trang bày tỏ: “Tôi viết với mục đích chia sẻ cách đối mặt với những khoảnh khắc nghiệt ngã mà bệnh nhân ung thư nào cũng đối mặt, xem như là một liệu trình điều trị tự thân. Đó là cách xây dựng nên tinh thần quật cường để chiến đấu với bệnh và cả với sự nhiễu loạn thông tin về bệnh K hiện nay”..

Nỗ lực tự thân, ý chí kiên cường của phóng viên nữ Thùy Trang còn được tiếp sức bởi tình yêu thương lớn lao của gia đình, của người thân. Tình yêu thương đó níu giữ chị ở lại với đời, tiếp thêm cho chị sức mạnh để chống chọi với căn bệnh.

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên, tác giả Thùy Trang nhấn mạnh trong cuốn tự truyện: “Với một bệnh nhân, gia đình, người thân và bạn bè cực kỳ quan trọng. Ngày tôi nằm viện, cha mẹ, anh chị em tôi tất bật ra vô để chăm nom, không một giây phút nào họ để tôi một mình. Không chỉ có gia đình, tôi còn có bạn bè quan tâm, những anh chị đồng nghiệp trong cơ quan cũng ở cạnh tôi. Tôi biết ơn cuộc đời đã cho tôi những mối quan hệ đó, bởi sự giúp đỡ của họ đã vực tôi dậy từ những hoang tàn, đổ nát trong tâm trí về niềm tin vào cuộc sống hay tình bạn”.

Với “Không sợ sống – Dám yêu đời mà sống”, những cảnh đời trong bệnh viện được khắc họa là bức tranh xã hội thu nhỏ, nhưng ở nơi ngỡ như tăm tối và tuyệt vọng nhất lại là nơi thắp lên những niềm hy vọng cho dù nhỏ nhoi nhất, lặng lẽ nhất. Những câu chuyện mà tác giả Thùy Trang viết, thật sự chứa đựng nhiều cảm xúc ân cần và nhiều nỗi niềm chân thành mà chị mong muốn chia sẻ cùng những người cũng đang điều trị căn bệnh quái ác.

Quan trọng hơn, tác giả Thùy Trang mong muốn gieo hạt mầm hy vọng và niềm tin vào cuộc đời nhiều bất trắc lắm rủi ro. Thay đổi không hẳn là đi tìm những điều to tát, mà là tìm ra nguyên lý sống phù hợp với bản thân mình. Tác giả Thùy Trang đã hành động theo chiều hướng ấy, như chị thổ lộ: “Tôi tin vào cảm nhận cá nhân mình và quyết định sống một cuộc đời rực rỡ nhất, dù cuộc đời có mang đến những thử thách khó khăn hay đau đớn nhất”.

Cuốn tự truyện chia sẻ với bệnh nhân ung thư.

Cuốn tự truyện chia sẻ với bệnh nhân ung thư.

Chạm vào lằn ranh sinh tử từng ngày, tự truyện "Không sợ sống - Dám yêu đời mà sống" của tác giả Thùy Trang cất lên một tiếng nói đồng cảm với bệnh nhân ung thư.

Cũng bởi “cuộc đời này dù có khổ đau thế nào nhưng đứng trước cửa chết, được sống vẫn là điều hạnh phúc nhất”, cho nên dù phải chấp nhận “những vết nhăn nheo trên móng tay, vết phỏng của tia phóng xạ khi xạ trị, trên đầu chỉ loe hoe vài cọng tóc tơ, mặt chằng chịt những đốm nâu khiến da mặt trở nên xám xịt”, thì tác giả “Không sợ sống – Dám yêu đời mà sống” vẫn dặn lòng “chỉ một gang tay nữa thôi, tôi sẽ về đến đích và đã bò (một cách đúng nghĩa) một cách chầm chậm qua những rào cản trước mắt mình”.

Tác giả Thùy Trang dành toàn bộ số tiền thu được từ cuốn sách “Không sợ sống – Dám yêu đời mà sống” quyên góp cho quỹ từ thiện chăm sóc bệnh nhân ung thư tại TP.HCM.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm