| Hotline: 0983.970.780

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên heo

Thứ Tư 06/07/2011 , 10:56 (GMT+7)

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên heo hay còn gọi là bệnh TGE (Transmissible Gastroenteritis) là bệnh truyền nhiễm do Coronavirus gây ra.

Virút này đề kháng yếu với các tác động của nhiệt độ, dễ dàng bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời trong vòng vài giờ và rất nhạy cảm với các chất sát trùng, tuy nhiên lại rất ổn định ở nhiệt độ lạnh. Heo nhà với mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng cảm thụ mạnh nhất và tử vong cao nhất là heo con theo mẹ từ 1 – 10 ngày tuổi.

Virút TGE xâm nhập vào cơ thể heo qua đường miệng – mũi, sau đó virút nhân lên ở niêm mạc ruột non, sự nhân lên này làm phá hủy nhung mao ruột, dẫn đến rối loạn hấp thu cấp tính và hậu quả là heo tiêu chảy dữ dội, mất nhiều nước, chất điện giải và chết nhanh. Thời gian nung bệnh ngắn có thể từ 18 giờ đến 3 ngày. Triệu chứng lâm sàng, thời gian bệnh và tỉ lệ chết tỉ lệ nghịch với lứa tuổi heo.

Triệu chứng trên heo con theo mẹ: Biếng bú, heo có vẻ lạnh tụ quanh mẹ, tiêu chảy cùng lúc với ói mửa, phân rất lỏng, tanh, màu vàng có sữa không tiêu, khát nhiều nước, heo con gầy sút rất nhanh trong vài ngày, tỉ lệ tử vong rất cao, hầu hết heo dưới 7 ngày tuổi sẽ chết sau 2-7 ngày với biểu hiện của sự mất nước, hôn mê. Trên heo con còn bú trên 3 tuần tuổi sẽ sống sót nhưng bị còi cọc.

Trên heo cai sữa và heo lứa: Tỷ lệ bệnh và chết thấp, triệu chứng không rõ rệt, heo tiêu chảy, ăn ít, chậm tăng trưởng.

Trên heo nái: Triệu chứng thường không rõ ràng. Heo nái cho sữa có thể sốt, ói mửa, mất sữa, gầy sút. Heo nái khô thì không có triệu chứng rõ nét.

Bệnh tích: Dạ dày chứa sữa không tiêu, có thể xuất huyết hoặc xung huyết niêm mạc dạ dày hầu hết là vùng hạ vị. Viêm ruột, ruột non căng phồng, chứa nhiều chất lỏng màu vàng có nhiều bọt và sữa không tiêu đóng cục, thành ruột rất mỏng do bất dưỡng nhung mao ruột đặc biệt là không tràng và hồi tràng.

Chẩn đoán cần dựa vào đặc điểm tiêu chảy nặng trên heo từ 1-2 tuần tuổi và tỷ lệ tử vong rất cao ở tuổi này. Hoại tử và bất dưỡng nhung mao ruột đặc biệt là vùng không tràng và hồi tràng. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp ELISA phát hiện kháng nguyên virút trong mẫu phân, phương pháp RT-PCR từ mẫu phân và tế bào nhiễm.

Điều trị: Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc kiểm soát vệ sinh và chữa trị triệu chứng trên heo trưởng thành có thể giới hạn thiệt hại. Có thể dùng Interferon alpha (NAVET-INTERFERON) như là một chất tăng cường tác dụng của hệ miễn dịch không đặc hiệu để phòng và trị bệnh. Đồng thời tích cực cung cấp những loại nước có chất điện giải như VITA-ELECTROLYTES, cung cấp nước sinh lý mặn hay ngọt bằng đường phúc mạc. Có thể dùng kháng sinh để ngăn ngừa và giảm bệnh thứ phát.

Vệ sinh phòng bệnh: Việc vệ sinh trong khu vực chăn nuôi là yếu tố rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và diệt trừ mầm bệnh. Khi có triệu chứng nghi ngờ phải lập tức bằng mọi cách cách ly triệt để heo bệnh. Sát trùng liên tục trong khu vực nuôi bằng các thuốc sát trùng như Navetkon-S, dung dịch Benkocid chuồng trại, BKA chuồng trại... Hạn chế khách tham quan, riêng đối với những người bắt buộc vào trại thì phải sử dụng đồ bảo hộ. Bằng mọi cách hạn chế mầm bệnh lây lan trong khu vực nuôi, đặc biệt là áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.

Phòng bệnh bằng vắcxin: Tiêm vắcxin phòng bệnh TGE cho heo nái 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi nái đẻ đồng thời cho heo con bú sữa đầu để được kháng thể từ heo mẹ. Có thể dùng NAVET-Antidiarrhea hoặc NAVET – IgY để phòng và trị.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm