| Hotline: 0983.970.780

Bí xanh vụ đông sớm lợi nhuận cao hơn 40% so chính vụ

Thứ Năm 24/11/2016 , 08:31 (GMT+7)

Bà con xã Hợp Thành (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đang vui mừng trong mùa thu hoạch bí xanh vụ đông sớm bởi lợi nhuận cao hơn gần 40% so với trồng chính vụ.

08-44-17_img_0752
Bí xanh trồng 63 ngày là cho thu hoạch
 

Mỗi sào lãi gần 9 triệu đồng/vụ (hơn 247 triệu đồng/ha), gấp cả chục lần trồng lúa.

Mô hình sản xuất bí xanh an toàn trong vụ đông sớm do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng phối hợp với UBND xã Hợp Thành triển khai từ tháng 9 - 12/2016. Ông Bùi Văn Điện, Giám đốc HTX Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Hợp Thành cho biết, để xây dựng mô hình, xã đã vận động 41 hộ dân dồn đổi tổng cộng 1ha đất ruộng cho 18 hộ, phá bỏ nhiều bờ nhỏ, tạo ra các thửa ruộng lớn để sản xuất tập trung.

Các hộ này đều trồng giống bí xanh cao sản HN999. Chỉ 63 ngày sau trồng là có thể thu hoạch. Mỗi cây cho 1 - 2 quả đều tăm tắp, dài trung bình 60 - 80cm, thịt quả dày, ruột đặc, ăn không bị chua.

Các hộ tham gia mô hình cho biết, theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, bà con gieo cây con trong bầu đến khi cây có 1,5 - 2 lá thật rồi mới đem ra luống trồng để đảm bảo chất lượng cây giống. Lên luống rộng 1,4m, cao 20 - 25cm, rãnh rộng 0,4m. Trồng cây với mật độ 800 cây/sào (22.000 cây/ha), cây cách cây 0,4m, hàng cách hàng 1m.

Bí xanh phù hợp với giàn chữ A. Ở đây, người trồng sử dụng lưới nilon làm giàn, dùng các cọc đường kính 2 - 2,5cm, cắm cọc cách nhau 1,6m, góc chữ A cao cách mặt đất 2m. Kết nối các cọc bằng lưới ni lông có kích thước mắt lưới 20 x 20cm. Với loại giàn lưới ni lông như vậy, có thể tiết kiệm được tới trên 40% cọc cắm giàn, giảm đáng kể công lao động và chi phí đầu tư. Nếu làm giàn bằng ni lông, cần 13.900 cọc/ha, nếu làm toàn bộ giàn bằng cọc thì cần 33.360 cây cọc.

Theo cán cán bộ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng, mô hình áp dụng kỹ thuật vun gốc mới rất hiệu quả. Cây bí được vun gốc lần đầu tiên sau khi trồng 6 ngày. Khi cây có 8 - 10 lá thật thì vun gốc lần 2 - lần vun này rất quan trọng. Trước khi vun gốc, dùng 1 viên đất ẩm đè phần dây sát gốc xuống đất rồi vun sao cho đất lấp 2 - 3 đốt gần gốc cây là được. Việc này giúp cây ra thêm rễ phụ trên các đốt này, tạo thêm bộ rễ khỏe, hút được nhiều dinh dưỡng nuôi quả sau này.

08-44-17_img_0765
Bí xanh vụ đông sớm cho lợi nhuận cao hơn chính vụ
 

Theo ông Nguyễn Văn Thông tham gia mô hình, quá trình chăm sóc cây cần chú ý bấm ngọn và tuyển quả. Khi cây được 8 - 10 lá thật, bắt đầu mọc nhánh từ các nách lá thì vặt hết các nhánh mọc dưới lá thứ 1 đến lá thứ 8, chỉ để lại nhánh của nách lá thứ 9, 10. Khi cây ra quả trên 2 nhánh sẽ cân bằng, mẫu mã quả đẹp, rút ngắn thời gian sinh trưởng 4 ngày so với không bấm ngọn. Mỗi nhánh chỉ lấy 1 quả, mỗi cây lấy 1 - 2 quả, các quả còn lại đều phải vặt bỏ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả chính. Vặt bỏ quả khác khi quả chính lớn bằng ngón tay cái.

Vụ bí này, các hộ đạt năng suất trung bình 1,5 tấn/ha. Bí xanh vụ sớm bán được giá, có ngày 12 nghìn đồng/kg tại ruộng. Tính toán cho thấy, với mỗi ha bí xanh, nông dân chi gần 128 triệu đồng, thu lãi hơn 247 triệu đồng, cao hơn so với trồng bí xanh chính vụ gần 114 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Niên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hợp Thành chia sẻ, mặc dù bà con gặp khó khăn về giá cả đầu ra có phần thất thường, lúc giá cao tới 12 nghìn đồng/kg nhưng có lúc xuống còn 6 nghìn đồng/kg, nhưng trồng bí xanh vẫn cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm