Tuy không gây tác hại cho cây trồng nhưng trở ngại cho sinh hoạt của con người và vật nuôi, vì bọ đậu đen gây cảm giác rất khó chịu, làm hoang mang, lo sợ cho mọi người.
Theo kết quả giám định của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II, bọ đậu đen có tên khoa học là Mezomorphus villiger thuộc họ Telebrionidate, bộ Coleoptera là loài côn trùng sống trong đất, nơi có nhiều xác bã thực vật hoai mục. Chưa có các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài bọ này ở trong nước và trên thế giới.
Do bọ đậu đen cư trú trong nhà, vì vậy việc phòng trừ chúng phải sử dụng những loại thuốc ít độc đối với người, gia súc và môi trường. Qua khảo sát chúng tôi đã tìm được 2 loại thuốc: Permecide 50 EC và thuốc Fendona 10 SC có hiệu qủa diệt trừ bọ đậu đen cao và rất an toàn. Trong thời gian vừa qua Chi cục BVTV Bình Dương đã chỉ đạo các Trạm BVTV huyện tổ chức các lớp tập huấn và tư vấn cho người dân ở các xã có bọ đậu đen xuất hiện.
Kỹ thuật dùng thuốc để diệt trừ bọ đậu đen:
Liều lượng:
- Permecide 50 EC pha 80-100ml/10lít nước.
- Fendona 10 SC pha 50-60ml/10lít nước.
Cách phun:
+ Cứ mỗi bình thuốc phun kỹ đều cho 100-150m2 trên toàn bộ bề mặt mà bọ đeo bám.
+ Với mái ngói nếu dùng máy phun có áp lực cao phun vào kẽ hở thì diệt trừ rất hiệu quả.
+ Trước phun thuốc cần điều tra kỹ nơi trú ẩn bọ đậu đen như: trên mái nhà, kẽ nứt vách tường, xung quanh nền nhà, cây trồng gần nhà và phun kỹ nếu không số còn sống sót sẽ tiếp tục bay vào nhà.
+ Khi diệt trừ bọ đậu đen nên phun đồng loạt từng khu vực mới có hiệu quả cao. Khi phun thuốc phải trang bị bảo hộ lao động như: găng tay, khẩu trang, đeo kính bảo vệ mắt…Ngoài 2 thuốc trên chỉ sử dụng thuốc được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trừ sâu để phun xịt vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gia súc và môi trường sống.
+ Không được gom bọ đậu đen còn sống đem ra đường lộ phơi cho chúng chết vì dễ xảy ra tai nại giao thông và không có hiệu quả.