| Hotline: 0983.970.780

Bình đẳng giới để phát triển lâm nghiệp bền vững

Thứ Tư 18/10/2023 , 16:20 (GMT+7)

Vừa qua, Cục Lâm nghiệp phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Ðức tổ chức diễn đàn “Thúc đẩy bình đẳng giới cho phát triển lâm nghiệp bền vững” tại Bình Định.

Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2035, Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế- kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững rừng; bảo đảm sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào hoạt động lâm nghiệp. Vấn đề bình đẳng giới trong hoạt động nông nghiệp nói chung, lâm nghiệp nói riêng đã được các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, việc trao quyền cho phụ nữ trong thực tế còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong chuỗi các hoạt động lâm nghiệp, bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản luôn tiềm ẩn sự bất bình đẳng trong phân công lao động, chênh lệch tiền lương và cơ hội việc làm; trong giao đất rừng, quyền sử dụng đất, lợi ích xã hội và môi trường lao động… Sự bất bình đẳng phần thiệt thòi thường thuộc về phụ nữ.

Khi nữ giới hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp chứng minh được sự phù hợp và tạo dựng được uy tín, thì việc tạo ra sự công bằng, hoạt động chuyên môn thuận lợi hơn. Ảnh: Đ.T.

Khi nữ giới hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp chứng minh được sự phù hợp và tạo dựng được uy tín, thì việc tạo ra sự công bằng, hoạt động chuyên môn thuận lợi hơn. Ảnh: Đ.T.

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, đặc thù của Việt Nam là rừng núi chiếm diện tích lớn, nhiều cộng đồng cư dân sống gần rừng, sống tựa vào rừng. Vì thế, trao quyền cho phụ nữ, trao sinh kế cho nữ giới là góp phần giảm áp lực lên rừng, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững ngành lâm nghiệp.

Bình Định là một trong các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ có tỷ lệ che phủ rừng khá cao, đạt 56,92%, với tổng diện tích rừng 345.580 ha. Trong những năm qua, cùng với các lĩnh vực khác của nông nghiệp, lâm nghiệp đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Vấn đề bình đẳng giới trong các hoạt động của ngành lâm nghiệp ở Bình Định trong những năm qua từng bước được thực hiện hiệu quả.

Trong chuỗi các hoạt động lâm nghiệp tiềm ẩn sự bất bình đẳng trong phân công lao động. Ảnh: Đ.T.

Trong chuỗi các hoạt động lâm nghiệp tiềm ẩn sự bất bình đẳng trong phân công lao động. Ảnh: Đ.T.

“Khi nữ giới hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp chứng minh được sự phù hợp và tạo dựng được uy tín, thì việc tạo ra sự công bằng, hoạt động chuyên môn thuận lợi hơn. Ở tỉnh Bình Định, trong ngành nông nghiệp nói chung, lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng, vai trò, vị trí của nữ giới đã được khẳng định, họ tham gia làm công tác lãnh đạo, hoạt động chuyên môn tốt, được hỗ trợ và phát huy tối đa năng lực của mình”, bà Nguyễn Thị Anh Nguyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Định, chia sẻ.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Trồng 1.000 cây hoa ban tri ân mảnh đất Điện Biên Phủ

Chiến dịch 'Phủ xanh tương lai trên mảnh đất lịch sử' tiến hành trồng 1.000 cây hoa ban tại những di tích lịch sử quan trọng ở thành phố Điện Biên Phủ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.