| Hotline: 0983.970.780

Bình Điền đẩy lên một bước chương trình Canh tác lúa thông minh

Thứ Sáu 27/09/2019 , 07:01 (GMT+7)

Công ty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình Canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu vụ hè thu 2019.

06-10-17_su_dung_dien_thoi_thong_minh_de_qun_trc_qun_ly_v_phn_phoi_nuoc_trong_cnh_tc_lu_ti_dong_ruong
Dùng điện thoại thông minh để quan trắc quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa.

Đây là bước đi tiếp, sau thành công của mô hình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2016 - 2018.
 

Đưa canh tác lúa thông minh lên một bước mới

Ông Ngô Văn Đông, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, nói: “Là đơn vị sản xuất phân bón lớn, với phương châm luôn đồng hành cùng nhà nông, Bình Điền không chỉ cung cấp các sản phẩm phân bón chất lượng cao cho sản xuất nông nghiệp, mà còn cung cấp cho nông dân cả một gói kỹ thuật canh tác ngày càng tiên tiến, mà Chương trình Canh tác lúa thông minh là một”.

Cùng với gói kỹ thuật Canh tác lúa thông minh đã được xác lập, như PGS.TS Mai Thành Phụng, thành viên Hội đồng khoa học Cty Bình Điền đúc rút, đó là: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, gảm thuốc BVTV, giảm nước tưới… mà vẫn đạt năng suất lúa cao, tức đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Năm nay Bình Điền đưa Chương trình sản xuất lúa thông minh đến vùng đất phèn, mặn, sản xuất lúa gặp rất nhiều khó khăn (thuộc hai huyện Gò Quao và Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, với diện tích 47,7ha).

Bằng việc giúp nông dân triển khai đầy đủ gói kỹ thuật thông minh, đồng thời đầu tư cho hợp tác xã những phương tiện kỹ thuật thiết thực, đó là: Lắp đặt trạm quan trắc tại đầu nguồn nước để thường xuyên nắm được các chỉ tiêu về chất lượng nước, như: độ mặn, độ pH, thủy triều… thông qua phần mềm Mekong, qua mạng internet, nông dân có thể cập nhật hàng giờ trên điện thoại để quyết định việc lấy nước vào ruộng lúa. Tại ruộng bố trí các ống cảm biến ướt khô xen kẽ (AWD TUBE) để đo mực nước đang có trên ruộng; kế đó là trạm bơm nước thông minh, điều khiển được việc tưới, tiêu nước từ xa bằng điện thoại thông minh.

06-10-17_o_ngo_vn_dong-tgd_cty_binh_dien_bn_gio_trm_qun_trc_v_thiet_bi_cm_bien_muc_nuoc_tren_ruong_cho_tinh_kien_ging
Bình Điền bàn giao trạm quan trắc và thiết bị cảm biến mực nước trên ruộng.

Ông Trần Văn Tình ở ấp Cây Chôm, xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất, hồ hởi nói: “Làm lúa thông minh theo hợp tác xã thế này, thật khỏe. Đầu vào, đầu ra có ban quản lý lo, không phải chăm chăm tối ngày thăm ruộng như trước, cứ ngồi nhà, hay đi du lịch ở xa vẫn biết ruộng của mình ra sao, có cần tưới hay tiêu bớt nước, tưới bao nhiêu nước là vừa tùy vào thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Cả việc so màu lá lúa cũng qua điện thoại được, để biết phải tăng giảm phân bón cho đúng kỹ thuật. Mấy chục ha ruộng của các hộ tham gia mô hình không có đám nào bị đổ ngã, cây lúa cứng cáp nên sâu hại cũng giảm hẳn, năng suất thì cầm chắc trên 7 tấn/ha rồi”.

Giảm nước tưới, nói như TS. Hồ Văn Chiến, nguyên Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam, nếu cách đây vài chục năm thì không mấy người quan tâm, nhưng nay thì rõ rồi, nước đã là nguồn tài nguyên chiến lược. Tiết kiệm nước vì vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất lúa thời biến đổi khí hậu đang ngày càng gay gắt. Áp dụng kỹ thuật tưới nước ướt, khô xen kẽ tại mô hình là rất trúng.
 

Mô hình đã bước qua được thử thách

GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, Trường Đại học Cần Thơ, thành viên Hội đồng Khoa học Cty Bình Điền, chia sẻ: “Chúng tôi rất mừng vì mô hình của Bình Điền giúp năng suất lúa tăng, chi phí sản xuất giảm hơn 3 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt được gần 20 triệu đồng/ha (cao hơn ngoài mô hình hơn 4 triệu đồng/ha), góp phần bảo vệ môi trường từ giảm nước tưới, giảm thuốc BVTV, giảm phân bón, nhất là phân đạm.

Việc cày sâu từ 15 - 20 cm, phơi ải từ 3 - 4 tuần làm đất tơi xốp, dù có tăng phèn, nhưng đã có phân bón lót mặn phèn Đầu Trâu, giúp “giằn” được phèn xuống, không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa.

06-10-17_img_2777
Tham quan mô hình tại Kiên Giang.

Hiện nay diện tích đất sản xuất lúa bị ảnh hưởng bởi phèn, mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đang còn rất lớn, tới hai triệu ha, nên mô hình này cần được nhân rộng”.

Đồng tình với GS Vệ, ông Đỗ Minh Nhật, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang mong muốn mô hình tiếp tục phát triển ra các địa phương khác trong tỉnh. Ông Võ Xuân Tân, GĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang cũng “mơ” có được những mô hình như thế này tại tỉnh nhà, vì Hậu Giang không giáp biển, nhưng mặn tại các con sông lớn vẫn luôn đe dọa sản xuất lúa của nhiểu địa phương trong tỉnh.

Ông Ngô Văn Đông cam kết sẽ cố gắng nới rộng mô hình, thiết thực mang đến cho người nông dân sản xuất lúa ở khắp các vùng miền đất nước bớt đi nỗi vất vả, nhọc nhằn, có thu nhập ngày càng cao hơn, làm giàu được từ chính đồng ruộng của mình.

Xem thêm
Cái bắt tay lịch sử giữa De Heus, Hùng Nhơn và Olmix

HÀ NỘI Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, cái bắt tay lịch sử giữa De Heus, Hùng Nhơn và Olmix minh chứng cho câu chuyện hợp tác 'muốn đi xa phải đi cùng nhau'.

Gà đồi Phú Bình nức tiếng nhờ chăn nuôi an toàn sinh học

THÁI NGUYÊN Nhắc đến gà đồi Phú Bình là nhắc đến thương hiệu gà đẹp mã, khỏe mạnh, thịt rắn chắc, thơm ngon, trứng có tỷ lệ lòng đỏ cao.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.

Bình luận mới nhất