| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Đào vàng… lấp hồ thuỷ lợi

Thứ Năm 11/09/2008 , 09:58 (GMT+7)

Nạn đào đãi vàng ở xã Ân Nghĩa (Hoài Ân- Bình Định) vẫn không ngừng tiếp diễn.

cảnh đào vàng ở xã Ân NghĩaGần 10 năm nay, nạn đào đãi vàng ở xã Ân Nghĩa (Hoài Ân- Bình Định) vẫn không ngừng tiếp diễn. Những ngọn núi ở đây bị “băm vằm” không thương tiếc. Đất đãi vàng theo những con suối chảy xuống lấp ruộng, lấp cả những hồ thuỷ lợi…

Ông Dương Dạ Lâm-Chủ nhiệm HTXNN 2 Ân Nghĩa cho biết: “Trong 2 năm gần đây, tin đồn có nhiều người “trúng” vàng đã làm bùng nổ hơn nạn đào đãi vàng tại đây. Không chỉ có người dân địa phương mà còn có dân ở xa tụ về chia “địa bàn” đào đất đãi vàng. Hiện nay tại Hố Đồng Quang, Hố Cọp, Dốc Ngược, Hố Xế đang bị lực lượng “vàng tặc” đục khoét hằng ngày. Riêng tại khu vực Đồng Quang mỗi ngày phải có đến vài ba chục “vàng tặc” tấn công. Thậm chí có nhiều nhóm còn dựng luôn cả lán trại “định cư” luôn trên núi để làm cả ngày lẫn đêm. Nhân dân rất bức xúc nhưng không dám lên tiếng, cán bộ xã trừ lãnh đạo, hầu hết cán bộ cấp dưới đều là cán bộ hợp đồng, hưởng chế độ thấp nên chẳng mấy ai muốn tham gia vào việc ngăn chặn...vàng tặc”. Vừa nói, ông Lâm vừa chỉ lên ngọn núi Đồng Quang nằm phía trước mặt trụ sở HTX, nơi có mấy tấm lều bạt màu xanh đang bay phất phới trong gió.

Ông Nguyễn Văn Bổ- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Ân cho biết: “Chúng rất “lì”, khi chúng tôi có mặt là chúng “biến” hết vào rừng, chúng tôi vừa rời đi là chúng lại xuất hiện tiếp tục đào bới, đục đẽo. Chúng luôn dự trữ đồ nghề “tác nghiệp” dấu ở trong rừng, nếu bị chúng tôi truy quét tịch thu là chúng có đồ nghề thay thế ngay. Ở tất cả các điểm khai thác vàng trái phép trên địa bàn xã Ân Nghĩa mỗi ngày phải có hơn 100 người lén lút đào đãi vàng. Nơi nào có suối thì chúng tổ chức đãi tại chỗ, còn ở những nơi không có nước thì chúng “cõng” đất về đãi tại nhà”.

Lượng đất đá thải ra từ hoạt động khai thác vàng tại Hố Cọp là rất lớn, chúng theo dòng suối và nước mưa đổ xuống lấp dần hồ chứa nước Kim Sơn nằm trên địa bàn HTXNN 1 Ân Nghĩa. Hiện sức chứa của hồ này đã giảm xuống chỉ còn hơn 1 triệu khối. Do đó, những diện tích “ăn” nước hồ gần đây thường xuyên bị thiếu nước tưới vào vụ hè và vụ 3. Có những năm vì không có nước bà con phải bỏ ruộng hoang. Không những vậy, hoá chất thải ra từ khai thác vàng theo đất tràn xuống hồ làm cá chết trắng hồ và “cắt” mất nguồn nước uống của trâu bò làm ảnh hưởng đến chăn nuôi.

Tình trạng này cũng xảy ra tương tự tại hồ chứa nước Đồng Quang nằm trên địa bàn HTXNN 2 Ân Nghĩa. Hồ này có dung tích chứa 65.000 khối cung cấp nước tưới cho 25 ha thuộc thôn Hưng Quang và cũng là nguồn nước sinh hoạt cho hơn 100 hộ dân kinh tế mới. Ông Dương Dạ Lâm- Chủ nhiệm HTXNN 2 Ân Nghĩa cho biết thêm: “Lúc cao điểm, trên đồi Hố Vàng và đồi Hố Cốm có hàng trăm người đào đãi vàng. Hiện đất đãi vàng trên 2 ngọn đồi ấy theo nước suối chảy xuống lấp gần ½ hồ, và lấp của bà con ở đây gần 10 ha ruộng. Nước sản xuất chỉ còn đủ nước tưới 1 vụ ĐX, vụ hè thu và vụ mùa thì ruộng chịu “khát” chờ nước trời. Hoá chất cũng đã làm cho nước trong hồ ô nhiễm nghiêm trọng, nước đỏ loét trông như nước bùn non, bó gốc làm lúa không phát triển và hấp thụ phân bón được nên cây lúa cứ “đơ” ra. Trước đây, năng suất lúa ở đây đạt 50 tạ/ha, nay dù đầu tư cao hơn năng suất chỉ còn 40 tạ/ha. Nếu không kịp thời ngăn chặn tình trạng này thì chỉ vài năm nữa thôi hồ Đồng Quang sẽ bị...khai tử”!

Xem thêm
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước sau đó bầu Chủ tịch nước

Công tác nhân sự sẽ được Quốc hội khóa XV thực hiện từ 20-22/5, trong đó chức danh Chủ tịch Quốc hội sẽ được bầu trước, sau đó là chức danh Chủ tịch nước.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.