| Hotline: 0983.970.780

Bình Định gấp rút gỡ 'thẻ vàng' EC

Thứ Năm 02/04/2020 , 15:05 (GMT+7)

Ngày đoàn công tác EC sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 3 không còn xa, Bình Định đang “chạy nước rút” trong nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” thủy sản.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (người đứng thứ 2 tính từ phải sang) kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Bình Định. Ảnh: Đình Thung.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (người đứng thứ 2 tính từ phải sang) kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Bình Định. Ảnh: Đình Thung.

Dự kiến cuối tháng 5 đầu tháng 6 tới đây, đoàn công tác của EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần 3 về công tác chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; khả năng lớn đoàn công tác EC sẽ về kiểm tra tại Bình Định, do đó tỉnh này đang “chạy nước rút” khắc phục những khiếm khuyết theo khuyến nghị của EC để tháo gỡ “thẻ vàng” thủy sản.

Nhiệm vụ trọng tâm của Bình Định hiện nay là quyết liệt ngăn chặn tàu cá của ngư dân trong tỉnh khai thác xâm phạm vùng biển nước ngoài.

Theo ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, thời gian qua Bình Định đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp chống khai thác IUU và đạt nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn biến phức tạp; số lượng tàu cá thiếu giấy tờ, tàu giã cào vẫn còn hoạt động; tiến độ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình chưa đảm bảo theo lộ trình quy định.

Do đó, ông Châu chỉ đạo các sở, ngành liên quan và các địa phương trong thời gian này phải tập trung triển khai đồng bộ 4 nhóm giải pháp, gồm: Tăng cường thực thi Luật Thủy sản; xử lý nghiêm tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá; quản lý hoạt động khai thác thủy sản, tàu cá ra vào cảng, truy xuất nguồn gốc thủy sản.

“Chúng tôi hiện không chỉ đẩy mạnh công tác ngăn chặn tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, thúc đẩy các chủ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình chưa đảm bảo theo lộ trình quy định, mà còn đặc biệt quan tâm đến những tàu cá không có hoặc hết hạn giấy phép khai thác thủy sản mà vẫn đang hoạt động đánh bắt và những tàu cá mất tín hiệu khi đang hoạt động trên biển”, ông Châu cho hay.

Ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết Tổng cục Thủy sản vừa công bố danh mục các thiết bị giám sát hành trình tàu cá hợp chuẩn theo quy định, gồm: InReach Mini; Viettel S-tracking; BA - SAT- 01 và VMS – VHK.

Kết quả thử nghiệm tại các tỉnh, thành ven biển cả nước cho thấy các thiết bị trên đã kết nối, đồng bộ được với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản; tự động cập nhật tọa độ trong hành trình khai thác thủy sản trên biển của tàu cá qua tin nhắn với tần suất 2 giờ/lần.

Ngành chức năng Bình Định nỗ lực ngăn chặn tàu cá đánh bắt thủy sản bất hợp pháp. Ảnh: Đình Thung.

Ngành chức năng Bình Định nỗ lực ngăn chặn tàu cá đánh bắt thủy sản bất hợp pháp. Ảnh: Đình Thung.

Đặc biệt, các thiết bị trên có tính năng cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt ranh giới cho phép trên biển, sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500m, độ tin cậy đạt 99% và có mã nhận dạng độc lập.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua Chi cục Thủy sản Bình Định còn thường xuyên bố trí lực lượng liên tục tổ chức các buổi tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp cho các chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá, ngư dân, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản tại địa phương hiểu và chấp hành các quy định mới về Luật Thủy sản 2017, Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản và các quy định về IUU. Đồng thời, bố trí lực lượng chức năng hỗ trợ Ban quản lý cảng cá Quy Nhơn, cảng cá Đề Gi đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại khu vực cảng cá, vùng nước trước cảng cá Quy Nhơn và Đề Gi.

Bình Định thúc đẩy các chủ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Ảnh: Đình Thung.

Bình Định thúc đẩy các chủ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Ảnh: Đình Thung.

Ông Trần Kim Dương, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, cho biết đơn vị này thường xuyên bố trí lực lượng trinh sát theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng sử dụng xung điện xiếc máy, nghề giã cào vi phạm ở đầm Thị Nại, đầm Đề Gi và vùng ven bờ ở khu vực biển vịnh Quy Nhơn; vùng các bãi đá ngầm ven cửa biển Đề Gi.

“Việc tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã có kết quả tích cực, răn đe, chấn chỉnh trong hoạt động khai thác của các tàu cá tại các địa phương chấp hành ngiêm túc các quy định pháp luật trong hoạt động thủy sản.

Nhất là đối với tàu cá hoạt động nghề giã cào và tàu cá loại nhỏ có chiều dài dưới 12m đã có sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, chấp hành pháp luật trong việc chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng và hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ liên quan”, ông Dương cho hay.

“Trong nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” thủy sản, so với nhiều địa phương Bình Định đã làm rất tốt. Đã làm tốt rồi thì phải “thừa thắng xông lên”, khắc phục hết những khiếm khuyết còn lại theo khuyến nghị của EC.

Qua kiểm tra lần thứ 2, chúng tôi thấy các quy trình quản lý tàu cá xuất nhập cảng, truy xuất nguồn gốc thủy sản tại cảng cá Quy Nhơn được thực hiện bài bản, chặt chẽ hơn; ngư dân chấp hành rất tốt và thông thạo các quy định.

Thời gian tới, tỉnh cần đầu tư hơn nữa hạ tầng các cảng cá và chú trọng hơn công tác quản lý tàu cá ra vào cảng, hoạt động khai thác thủy sản; thực hiện đúng các quy định trong việc xác nhận, chứng nhận nguyên liệu thủy sản để truy xuất nguồn gốc”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận xét.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Cảnh giác sâu bệnh hại lúa giai đoạn trước, trong và sau trỗ

QUẢNG TRỊ Hiện đang là giai đoạn thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, chuột... phát sinh, gây hại.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất