| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Không để nông dân thiếu giống khôi phục SX

Thứ Hai 07/01/2019 , 10:01 (GMT+7)

Trong đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định có khoảng 10.000ha bị lúa ĐX 2018 - 2019 mới gieo sạ bị ngập nước gây hư hỏng giống. Lượng giống cần phải mua để hỗ trợ cho người dân gieo sạ lại là 1.200 tấn.

Nhờ chủ động liên kết với các công ty SX giống nên Bình Định đảm bảo không để nông dân thiếu giống phục hồi SX.

13-43-52_lu_giong
DN vận chuyển lúa giống bàn giao cho các địa phương cấp phát cho nông dân

Theo ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, UBND tỉnh này đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra, đánh giá thiệt hại về giống bị ngập trong mưa lũ, đồng thời chủ động hỗ trợ nông dân đầy đủ số lượng, bảo đảm chủng loại theo cơ cấu giống của tỉnh.

"Địa phương nào không liên hệ được các DN cung ứng lúa giống, thì Sở NN-PTNT sẽ hỗ trợ, nhất định không để bất cứ hộ dân nào sử dụng thóc thịt để gieo sạ lại. Các địa phương nhanh chóng khắc phục hệ thống kênh mương thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng và thúc đẩy nông dân nước rút đến đâu làm đất gieo sạ lại đến đấy cho kịp thời vụ. Riêng chuyện lúa giống thì không để bất cứ hộ nào thiếu. Ngành chức năng và chính quyền các địa phương phải phối hợp thực hiện khẩn trương và chính xác, không được thoái thác dù bất cứ lý do gì”, ông Trần Châu kiên quyết.

Mưa lũ vừa dứt, trong ngày 4/1, công tác giao nhận lúa giống giữa các DN và ngành chức năng huyện Tuy Phước (Bình Định) diễn ra rất khẩn trương. Ông Phan Văn Khiêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, cho hay: Hiện có 5 DN chuyên SXKD lúa giống có uy tín đồng ý cung cấp lúa giống cho địa phương đảm bảo số lượng theo yêu cầu. Đã có 3 DN vận chuyển lúa giống đến cung ứng cho 5 xã, thị trấn trên địa bàn. Trong ngày 5/1, các DN sẽ hoàn thành việc cung ứng lúa giống cho 7 xã, thị trấn còn lại với tổng lượng giống gần 310 tấn theo đúng cơ giống lúa của tỉnh. “Theo quy định, huyện sẽ hỗ trợ từ 90 - 120kg lúa giống/ha tùy thuộc vào loại giống. Chúng tôi đã yêu cầu chính quyền các địa phương tiếp tục kiểm tra, xác định cụ thể diện tích phải gieo sạ lại, cơ cấu loại giống để hỗ trợ cho dân. Đặc biệt, mỗi cánh đồng chỉ được bố trí 1 loại giống để cùng một thời gian sinh trưởng, thuận tiện cho việc điều tiết nước, chăm sóc lúa, quản lý dịch hại”, ông Khiêm chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước), cho biết: “Xã đã tiếp nhận 46 tấn lúa giống BC15 từ Cty CP Giống cây trồng Thái Bình để hỗ trợ 3.000 hộ dân gieo sạ lại trên diện tích 512ha. Theo danh sách đã lập, trong ngày 5/1, ngành chức năng sẽ mời nông dân đến kho bảo quản lúa giống của xã để nhận lúa giống. Việc cấp phát giống sẽ được triển khai khản trương để bà con kịp ngâm ủ, gieo sạ lại”.

“Bên cạnh việc khẩn trương hỗ trợ lúa giống cho nông dân khôi phục SX cho kịp thời vụ, UBND tỉnh Bình Định cũng đã chỉ đạo cho chính quyền các địa phương tiến hành thống kê thiệt hại và chủ động trích ngân sách khắc phục hậu quả mưa lũ, báo cáo Sở NN-PTNT để Sở trình UBND tỉnh xem xét hỗ trợ lại cho địa phương theo quy định”, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

 

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.