| Hotline: 0983.970.780

Bình Dương chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thứ Ba 28/11/2023 , 11:05 (GMT+7)

UBND Bình Dương vừa ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024, yêu cầu các đơn vị trong tỉnh phải chủ động trong mọi tình huống.

Cá đĩa trong một cơ sở nuôi cá cảnh ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Sơn Trang.

Cá đĩa trong một cơ sở nuôi cá cảnh ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Sơn Trang.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu Sở NN-PTNT, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát, theo dõi, dự báo, thông tin chính xác dịch bệnh để chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật thủy sản.

Các sở, ngành, địa phương cần phát hiện, khống chế, dập tắt dịch bệnh thủy sản ngay khi còn ở diện hẹp, chuẩn bị đầy đủ các phương án, nguồn nhân lực, vật lực để sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh thủy sản mới. Đồng thời, hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, đến cuối năm 2022, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh là 255ha với sản lượng 3.800 tấn (tăng 112 tấn so với cùng kỳ).

Quy mô nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đa số là quy mô nhỏ với thủy sản nuôi chủ yếu là thủy sản thương phẩm truyền thống (cá lóc, cá trê, cá diêu hồng, cá rô,...) và thủy sản với mục đích làm cảnh.

Trong năm 2023, trên địa bàn Bình Dương không xảy ra dịch bệnh trên động vật thủy sản. Nhưng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản không cao, khiến cho nông dân khó tìm đầu ra sau khi thu hoạch, lợi nhuận thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng cao, rủi ro trong sản xuất do các yếu tố thời tiết, khí hậu và môi trường ngày càng lớn...

Mặt khác, người dân chưa thật sự an tâm đầu tư vào các mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao. Những yếu tố này khiến cho diện tích và sản lượng nuôi trồng ở Bình Dương có giảm và không ổn định.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Tiền Giang phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sau phát động, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa thành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi Đề án.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.