| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước: Gieo ươm hơn 90.000 cây lâm nghiệp để trồng rừng phân tán

Thứ Năm 25/06/2020 , 14:57 (GMT+7)

Các giống cây lâm nghiệp được gieo ươm có giá trị cao, chủ yếu là dầu rái, sao đen, xà cừ, gõ đỏ, giá tỵ, giáng hương, cẩm lai, sưa đỏ, gáo vàng…

Thực hiện đề án trồng cây lâm nghiệp phân tán năm 2020, Sở NN-PTNT Bình Phước đã đề xuất UBND tỉnh thuận chủ trương giao Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gieo ươm cây giống để cung cấp cho các tổ chức, hộ dân, cá nhân đã đăng ký cây trồng vào năm 2020 khoảng hơn 90.000 cây các loại.

Giống cây lâm nghiệp để trồng rừng phân tán được ươm trồng tại Bù Gia Mập, Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Giống cây lâm nghiệp để trồng rừng phân tán được ươm trồng tại Bù Gia Mập, Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Các giống cây lâm nghiệp này chủ yếu là dầu rái, sao đen, xà cừ, gõ đỏ, giá tỵ, giáng hương, cẩm lai, sưa đỏ, gáo vàng, keo lai… Hiện công tác bàn giao cây giống đang được tiến hành theo đúng tiến độ đề ra.

Các giống cây lâm nghiệp được gieo ươm có giá trị cao. Ảnh: Trần Trung.

Các giống cây lâm nghiệp được gieo ươm có giá trị cao. Ảnh: Trần Trung.

Trồng cây lâm nghiệp phân tán là dự án phát triển lâm nghiệp xã hội phù hợp với khả năng, điều kiện sản xuất và nhu cầu của người dân, các tổ chức xã hội. Với chính sách hỗ trợ, động viên hợp lý và hiệu quả, mục tiêu phát triển lâm nghiệp xã hội ngày càng được khẳng định thông qua chương trình trồng cây, trồng rừng, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái tại tỉnh Bình Phước.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.