| Hotline: 0983.970.780

Biogas - lợi ích kép

Thứ Tư 29/05/2013 , 11:13 (GMT+7)

Lợi ích kép ở đây là vừa thúc đẩy được sự phát triển trong chăn nuôi, vừa tạo ra được nguồn năng lượng dồi dào phục vụ cho việc sinh hoạt.

Kể từ khi thực hiện dự án “Khí sinh học cho ngành chăn nuôi” làng xóm ở đây thoát mát, sạch sẽ hơn hẳn. Gia đình tui nuôi đàn heo có đến mấy chục con, nhưng các chú ngồi đây có nghe tí mùi hôi nào đâu. Có được như vậy là nhờ vào hầm khí sinh học biogas cả đấy”.

Đó là lời nói đầy niềm vui và phấn khởi của ông Phạm Văn Kịch, ngụ ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng khi tiếp xúc với chúng tôi.

Niềm vui của ông Kịch giờ đây đã không còn là của riêng ông, mà nó còn là niềm vui chung của người dân ở ấp Mỹ Phước. Bởi chỉ mới mấy năm trước bà con nơi đây còn nơi đây còn phải sống chung với sự ô nhiễm không khí (mùi hôi thối từ việc chăn nuôi heo), nhưng giờ hiện tượng đó đã không còn.


Gia đình ông Kịch phấn khởi khi có hầm biogas

Theo lời ông Kịch, người dân ở địa phương này đang xem hầm khí sinh học biogas như là một giải pháp mang đến lợi ích kép. Nghĩa là vừa thúc đẩy được sự phát triển trong chăn nuôi, vừa tạo ra được nguồn năng lượng dồi dào phục vụ cho việc sinh hoạt của gia đình hàng ngày.

Ông Nguyễn Minh Trí, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ngã Năm phấn khởi cho biết, dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) và Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện từ năm 2003.

Mục tiêu tổng thể của dự án là góp phần phát triển nông thôn thông qua việc sử dụng công nghệ khí sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, cung cấp năng lượng sạch và rẻ tiền cho bà con nông dân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo thêm việc làm ở nông thôn và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hóa thạch, giảm hiện tượng phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính.

“Đây là dự án mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Sóc Trăng được nhận triển khai dự án từ năm 2011, qua 2 năm thực hiện dự án này chúng tôi nhận được sự đồng tình hưởng ứng rất lớn của người dân. Lâu lâu vào thăm bà con, nghe họ khoe về sự phát triển của gia đình mình, chúng tôi thấy phấn khởi vô cùng”, ông Trí bộc bạch.

Anh Lưu Tấn Hòa, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Ngã Năm khẳng định chắc nịch: “Dự án này có phương pháp xây dựng rất đơn giản, ít tốn kém nhưng hiệu quả mang lại về lâu dài thì rất lớn”.

Theo anh Hòa, người thực hiện dự án chỉ cần chọn điểm sát khu chăn nuôi và hố xí. Dịch thải thoát ra hệ thống nước thải chung phù hợp với công trình được xây dựng. Kế tiếp là đào hố móng xây hầm biogas và bể áp lực (dài x rộng x sâu: 3,6 x 2,7 x 2,2 m).

Tìm điểm thấp ở ngoài hố móng đào một lỗ sâu hơn đáy hố để bơm nước, đảm bảo hố móng luôn khô ráo trong quá trình thi công. Bước kế tiếp là đổ bê tông hố móng, vật liệu đá xanh. Kích thước móng (dài x rộng x cao: 3,2 x 2,3 x 0,15 m)… Và kết hợp thêm một số quy trình kỹ thuật đơn giản nữa là đã có hầm khí sinh học biogas để sử dụng.

"Đây là mô hình rất hay, giúp bà con nông dân rất nhiều. Tuy nhiên, mức hỗ trợ hiện tại chỉ 1,2 triệu đ/hầm là quá ít so với thời giá hiện nay. Sắp tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này ra nhiều địa phương khác”, ông Trung nói.

Anh Phạm Chí Nguyện, ấp Mỹ Phước nói: “Năm 2011, gia đình tôi tham gia vào dự án khí sinh học biogas. Gia đình nuôi hơn 20 con heo nên tôi xây hầm 6,6 khối (tương đương 12 triệu đồng). Thú thật ban đầu tôi cũng không tin cho mấy, nhưng khi áp dụng thì hiệu quả mang lại quá cao. Nguồn khí sinh học sản sinh ra phục vụ cho việc nấu nướng của gia đình tôi xài tối đa cũng không hết”.

Còn theo cách tính toán kiểu nông dân của ông Kịch: “Hồi trước gia đình xài gas bình tốn giữ lắm. Muốn nấu nướng cái gì cũng phải tính kỹ mới được. Nhưng từ ngày có cái hầm biogas, gia đình tôi xài hết công suất mà không phải lo chuyện tiền bạc, không phải lo cháy nổ”, ông Kịch cười tươi cho biết.

Ông Võ Quốc Trung, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết kể từ khi nhận được án cho đến nay, địa phương này đã xây dựng được 43 công trình (lớn nhất đối với mỗi hầm là 30,3 khối, nhỏ nhất 6,6 khối) ở một số địa phương tập chung chăn nuôi lớn trên địa bàn.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.