| Hotline: 0983.970.780

Bộ Công an điều tra, xử lý sai phạm tại Tổng công ty Vận tải thủy

Chủ Nhật 05/03/2023 , 13:57 (GMT+7)

Bộ Công an, VKSND Tối cao sẽ tiếp nhận, điều tra, xử lý theo quy định các sai phạm tại Tổng công ty Vận tải thủy – CTCP...

Theo Kết luận thanh tra vừa ban hành ngày 2/3/2023, Bộ Công an, VKSND Tối cao sẽ tiếp nhận hồ sơ từ Thanh tra Chính phủ với các nội dung: việc cổ phần hoá đối với các tài sản hình thành từ sử dụng nguồn vốn WB6 (cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc) với tổng mức đầu tư 134.995 triệu đồng; việc xác đinh giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, thoái vốn sai mất vốn Nhà nước tại Cảng Hà Nội với số tiền 16.338 triệu đồng để điều tra, xử lý theo quy định.

Đây là một trong các nội dung sai phạm vừa được kết luận khi Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật trong cổ phần hoá, thoái vốn tại Tổng công ty Vận tải thuỷ (nay là Tổng công ty Vận tải thuỷ - CTCP).

Tổng công ty vận tải thuỷ (Vivaso) là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa, bốc xếp, cảng sông, sửa chữa đóng mới phương tiện thủy nội địa. Thời điểm năm 2016, đơn vị này được nhắc tới trong vụ thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) để nắm quyền sở hữu những lô đất vàng trị giá nhiều ngàn tỷ đồng.

Trụ sở Tổng công ty vận tải thuỷ - CTCP. Ảnh: Internet.

Trụ sở Tổng công ty vận tải thuỷ - CTCP. Ảnh: Internet.

Theo Kết luận thanh tra: tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải, trong đó có việc cổ phần hóa Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO).

Từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2016, Bộ Giao thông vận tải thực hiện 2 lần thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP. Từ tháng 4/2016 đến nay, Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP không còn vốn Nhà nước đầu tư và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý sai phạm

Theo quy định, trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, VIVASO phải thực hiện xác nhận, đối chiếu công nợ và phải được khách nợ, chủ nợ ký biên bản. Nhưng trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp VIVASO xác nhận, đối chiếu cả những khoản công nợ khi chưa được khách nợ, chủ nợ ký biên bản đối chiếu là vi phạm quy định của Bộ Tài chính.

Cảng Hà Nội không theo dõi khoản công nợ phải thu của Công ty TNHH Sao Nam Sông Hồng trên sổ sách kế toán, vi phạm Luật Kế toán dẫn đến việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn sai mất vốn Nhà nước với số tiền trên 16 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc xác định đối chiếu cả những khoản công nợ khi chưa được khách nợ, chủ nợ ký biên bản đối chiếu thuộc trách nhiệm VIVASO; xác định giá trị doanh nghiệp thiếu vốn, mất vốn Nhà nước trên 16 tỷ đồng thuộc trách nhiệm Cảng Hà Nội, VIVASO.

Trụ sở đất vàng Hãng phim truyện Việt Nam - một trong những tài sản mà VIVASO 'thôn tính' - Ảnh: Zingnews.vn.

Trụ sở đất vàng Hãng phim truyện Việt Nam - một trong những tài sản mà VIVASO "thôn tính" - Ảnh: Zingnews.vn.

Về việc kiểm kê đối với cảng Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), cảng Ninh Phúc (tỉnh Ninh Bình), Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng không có phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, phương án khai thác sử dụng của dự án.

Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam, VIVASO thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản, thiếu danh mục cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc (dự án WB6); chưa xử lý dứt điểm tài sản đối với quyền sử dụng đất, vi phạm Thông tư 202/2011 của Bộ Tài chính.

Ban chỉ đạo cổ phần hóa, Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa nhưng thiếu trách nhiệm không phát hiện hoặc cố tình không báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc không thể đồng thời thực hiện cổ phần hóa VIVASO và Công ty TNHH MTV Vận tải và Xếp dỡ đường thủy nội địa với việc đầu tư nâng cấp cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc bằng nguồn vốn WB6 (trong khi việc cổ phần hóa VIVASO và việc thực hiện dự án WB6 đều do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo và quản lý).

Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép đã tự ý khai thác, sử dụng một phần cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc (trong giai đoạn 2015-2020) là vi phạm Luật Xây dựng, cần phải được cơ quan chức năng xem xét, xử lý, thu về ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra cho rằng khi xem xét cần xét đến các tài sản này đều nằm trên đất do VIVASO quản lý.

Ngoài ra, việc xác định tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc của Cảng Hà Nội, cảng Việt Trì, công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam đã áp dụng hệ số trượt giá không đầy đủ, thiếu cơ sở… làm giảm giá trị vốn Nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá với số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Việc xác định giá trị tài sản Cụm cảng Hoà Bình giảm sai so với giá trị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt với số tiền gần 27,7 tỷ đồng.

Những việc nêu trên đã dẫn đến hậu quả là phương án cổ phần hóa của VIVASO thiếu chính xác, tài sản cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc đã hoàn thành từ năm 2015 nhưng đến nay chưa được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định, nguy cơ lãng phí vốn đầu tư với số tiền gần 135 tỷ đồng khi không đưa vào sử dụng.

"Để xảy ra tồn tại và hậu quả nêu trên thuộc trách nhiệm của Ban quản lý dự án, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải khi thực hiện đầu tư xây dựng (không có phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, phương án khai thác sử dụng của dự án); VIVASO, Tổ giúp việc, đơn vị tư vấn, Ban chỉ đạo cổ phần hóa, Bộ Giao thông vận tải khi thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án cổ phần hóa không đúng quy định", kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Thanh tra yêu cầu Bộ Công an, VKSND Tối cao tiếp nhận hồ sơ từ Thanh tra Chính phủ về nội dung cổ phần hóa đối với các tài sản hình thành từ việc sử dụng nguồn vốn WB6 (cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc) với tổng giá trị đầu tư gần 135 tỷ đồng và việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn sai mất vốn Nhà nước tại cảng Hà Nội với số tiền trên 16 tỷ đồng để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Bị giật dây chuyền khi đi tập thể dục buổi sớm

Công an huyện Lương Sơn vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Điền (Nhuận Trạch, Lương Sơn, Hòa Bình) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm