| Hotline: 0983.970.780

Centrum 75WP và Vithoxam 350SC

‘Bộ đôi hoàn hảo’ của Vipesco giúp diệt sạch rầy hại lúa

Thứ Bảy 06/07/2024 , 22:18 (GMT+7)

AN GIANG Vùng ĐBSCL dịch rầy phấn trắng đang gây hại lúa hè thu trên diện rộng, nhưng nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kịp thời, giúp nông dân quản lý rầy hiệu quả.

Nhiều diện tích lúa vụ hè thu đang thời kỳ trổ bông, nhưng do bị nhiễm mật độ rầy phấn trắng hoành hành trên diện rộng với mật số cao, gây hiện tượng vàng lá đều trên cánh đồng. Ảnh: Minh Sáng.

Nhiều diện tích lúa vụ hè thu đang thời kỳ trổ bông, nhưng do bị nhiễm mật độ rầy phấn trắng hoành hành trên diện rộng với mật số cao, gây hiện tượng vàng lá đều trên cánh đồng. Ảnh: Minh Sáng.

Lúa sống khỏe giữa “vùng dịch”

Ghi nhận tại tỉnh An Giang, nhiều diện tích lúa vụ hè thu hiện đang thời kỳ trổ bông, ngả một màu vàng ươm trên cánh đồng, nhưng đáng lo ngại không phải là bông lúa chín vàng mà do bị nhiễm mật độ rầy phấn trắng hoành hành trên diện rộng với mật số cao, gây hiện tượng vàng lá đều trên đồng.

Đã mấy chục năm trồng lúa, ông Nguyễn Văn Dũng (xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) chưa bao giờ thấy cảnh cánh đồng lúa bị dịch hại hoành hành như hiện nay. Vụ hè thu này gia đình ông Dũng có 4ha lúa, ngay khi lúa được khoảng 20 ngày đã bị rầy phấn trắng gây hại.

Mặc dù ông đã phun xịt nhiều loại thuốc phòng trừ nhưng dịch bệnh trên ruộng lúa vẫn không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng dẫn đến nguy cơ thất trắng.

Hiện các đối tượng rầy trên lúa, nhất là rầy phấn trắng đang là nỗi lo ngại lớn đối với bà con, đe dọa trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa vụ hè thu năm nay.

Theo nông dân, năm nay tình trạng rầy phấn trắng gây hại phổ biến hơn năm trước và mức độ thiệt hại cũng nặng hơn, mặc dù bà con sử dụng nhiều loại thuốc cũng không giảm mật độ rầy, thậm chí có người đã phải chấp nhận bỏ ruộng vụ này vì lúa bị nhiễm rầy quá nặng khiến bông không trổ thoát ra được, hoặc có trổ cũng bị lép, lửng hạt.

Trên cánh đồng huyện Chợ Mới, nhiều diện tích lúa cũng đang bị tình trạng rầy phấn trắng hoành hành khiến bà con nông dân đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, trong khi nhiều diện tích lúa trên cánh đồng đang bị dịch rầy phấn trắng tấn công nhưng có những ruộng lúa vẫn sống khỏe giữa dịch do bà con đã áp dụng đồng bộ các giải pháp và sử dụng kịp thời các loại thuốc đặc trị rầy.

Trong khi nhiều diện tích lúa trên cánh đồng đang bị dịch rầy phấn trắng tấn công nhưng có những ruộng lúa của bà con nông dân ở tỉnh An Giang vẫn sống khỏe giữa dịch nhờ bà con đã áp dụng đồng bộ các giải pháp và sử dụng kịp thời các loại thuốc đặc trị rầy của Vipesco. Ảnh: Minh Sáng. 

Trong khi nhiều diện tích lúa trên cánh đồng đang bị dịch rầy phấn trắng tấn công nhưng có những ruộng lúa của bà con nông dân ở tỉnh An Giang vẫn sống khỏe giữa dịch nhờ bà con đã áp dụng đồng bộ các giải pháp và sử dụng kịp thời các loại thuốc đặc trị rầy của Vipesco. Ảnh: Minh Sáng. 

Dẫn chúng tôi ra thăm ruộng lúa (2ha) của mình, ông Lê Minh Tú (ấp Mỹ An, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới) phấn khởi tâm sự: “Lúc đầu khi lúa được hơn một tháng, ra thăm đồng vạch gốc lúa đã thấy có rầy phấn trắng bắt đầu xuất hiện. May mắn mình gặp được nhân viên kỹ thuật của Công ty Vipesco tư vấn giới thiệu bộ đôi sản phẩm mới đặc trị rầy gồm Vithoxam 350SC và Centrum 75WP nên đã mua về phun cho ruộng lúa.

Không ngờ chỉ vài bữa sau khi phun, ra kiểm tra ruộng thì đã thấy gần như sạch rầy phấn trắng, trứng rầy cũng không còn đeo bám lá lúa, hiện cây lúa vẫn đang phát triển tốt, bông trổ đều. Giờ chỉ còn chờ khoảng hai tuần nữa sẽ thu hoạch lúa, thiệt mừng quá!”.

Theo ông Tú, rút kinh nghiệm từ vụ trước, vụ này ông áp dụng các biện pháp tổng hợp, phun thuốc theo định kỳ và bón phân cân đối, giúp cây lúa không bị thừa phân đạm nên phát triển vừa phải, lá lúa đứng lá và xanh, tăng sức chống chịu dịch hại. Đặc biệt, do ông đã kịp thời phun đúng loại thuốc đặc trị rầy của Vipesco nên ruộng lúa nhà ông đến nay vẫn phát triển tốt giữa vùng dịch rầy phấn trắng xung quanh.

Tương tự, trên ruộng lúa của ông Lê Hưng Hải, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới đến nay cũng đang phát triển tốt và trổ bông đều, không hề có biểu hiện của dịch bệnh. Theo ông Hải, vụ đông xuân vừa qua không chỉ ruộng nhà ông mà trên toàn cánh đồng trong huyện đều bị nhiễm rầy phấn trắng rất phổ biến.

Tuy nhiên, khi nghe bà con xung quanh mách cho ông mua thử bộ sản phẩm Vithoxam 350SC và Centrum 75WP về phun phòng và diệt rầy phấn trắng trên ruộng sẽ hiệu quả nên ông làm theo. Không ngờ hiệu quả sau khi phun nằm ngoài mong đợi, cả ruộng lúa của ông gần như sạch bóng rầy phấn trắng.    

Như nắm bắt được “bí quyết” phòng trừ dịch rầy gây hại, đến vụ hè thu 2024, ông Hải tiếp tục sử dụng bộ thuốc đặc trị này của Công ty Vipesco để xử lý rầy phấn trắng trên ruộng lúa nhà mình, đồng thời chia sẻ thông tin cho nhiều bà con khác cùng sử dụng nên đã giúp lúa của ông cũng như bà con phát triển tốt, sạch bệnh.

Với bộ đôi sản phẩm đặc trị rầy gồm Vithoxam 350SC và Centrum 75WP của Vipesco khi bà con kịp thời sử dụng phun phòng trị rầy nâu và phấn trắng trên đồng ruộng đã mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Vipesco.

Với bộ đôi sản phẩm đặc trị rầy gồm Vithoxam 350SCCentrum 75WP của Vipesco khi bà con kịp thời sử dụng phun phòng trị rầy nâu và phấn trắng trên đồng ruộng đã mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Vipesco.

Chỉ cho chúng tôi chứng kiến những cây lúa đang kỳ trổ bông trong ruộng nhà mình sạch bệnh, ông Hải hào hứng khoe: “Sau khi phun được 10 ngày tôi ra ruộng kiểm tra thực tế thì mật số rầy đã giảm được tới 90%, còn hiện giờ thì cũng chẳng thấy dấu hiệu của rầy phấn trắng trên ruộng như thế này.

Công nhận xài bộ đôi sản phẩm Vithoxam 350SC cùng với Centrum 75WP đúng là thuốc đặc trị có khác, giúp đánh bay từ trứng đến con rầy trên ruộng. Giờ lúa đã sắp đến ngày thu hoạch, chẳng lo rầy tấn công nữa, chắc chắn vụ này sẽ thắng lợi”.

Giải pháp giúp quản lý, phòng trừ rầy phấn trắng

An Giang là một trong những địa phương có mật độ rầy phấn trắng gây hại phổ biến trong vùng ĐBSCL. Vụ hè thu 2024 trên địa bàn tỉnh An Giang đã xuống giống với diện tích 228.139ha. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được trên 22.800ha, các trà lúa còn lại hiện đang ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ và chín.

Trong vụ hè thu 2024, rầy phấn trắng đã xuất hiện phổ biến gây hại nghiêm trọng từ giai đoạn lúa làm đòng đến khi đồng trổ, khiến lúa bị vàng lá, có khu vực bị nhiễm nặng lúa không trổ được bông. Ảnh: Minh Sáng.

Trong vụ hè thu 2024, rầy phấn trắng đã xuất hiện phổ biến gây hại nghiêm trọng từ giai đoạn lúa làm đòng đến khi đồng trổ, khiến lúa bị vàng lá, có khu vực bị nhiễm nặng lúa không trổ được bông. Ảnh: Minh Sáng.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, tính đến đầu tháng 7/2024, trên lúa vụ hè thu trong tỉnh đã bị nhiễm 12 đối tượng dịch hại, với diện tích trên 67.600 ha (tăng 13.750 ha so với cùng kỳ), trong đó một số loại dịch hại phổ biến như rầy phấn trắng, sâu cuốn lá, cháy bìa lá...

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang cho biết, nguyên nhân khiến dịch hại tăng trong thời gian vừa qua và công tác phòng trừ khó khăn do thời tiết đầu vụ hè thu 2024 nắng nóng gay gắt, thiếu nước, tạo điều kiện cho sâu rầy gây hại.

Nông dân phun thuốc phòng trừ sớm khi lúa mới 10 - 15 ngày, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, làm giảm mật số thiên địch, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu rầy phát triển, đặc biệt là rầy phấn trắng.

Trên cánh đồng hiện nay, mật số phát triển và gây hại lúa của rầy phấn trắng trên diện rộng đã gây hại từ vụ lúa đông xuân và đang tiếp tục gây hại sang lúa hè thu, thậm chí còn phát tán trên diện rộng.

Anh Cao Thanh Phong, nhân viên kỹ thuật (Công ty Vipesco) phụ trách khu vực Chợ Mới - Phú Tân - Tân Châu tỉnh An Giang chia sẻ: “Thực tế theo dõi trong vụ hè thu này, rầy phấn trắng đã xuất hiện phổ biến gây hại nghiêm trọng từ giai đoạn lúa làm đòng đến khi đồng trổ, khiến lúa bị vàng lá, có khu vực bị nhiễm nặng lúa không trổ được bông. Kể cả khi cây lúa trổ bông thì cũng bị lép và lửng hạt, ảnh hưởng đến năng suất lúa của bà con nông dân”.

Hiện tượng lúa hè thu 2024 bị rầy phấn trắng gây hại phổ biến, nguy cơ ảnh hưởng nặng đến năng suất và có thể bà con sẽ bị thất mùa. Ảnh: Minh Sáng. 

Hiện tượng lúa hè thu 2024 bị rầy phấn trắng gây hại phổ biến, nguy cơ ảnh hưởng nặng đến năng suất và có thể bà con sẽ bị thất mùa. Ảnh: Minh Sáng. 

Theo anh Phong, Vipesco đã tổ chức nhiều hội thảo nhằm hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật quản lý, phòng trừ rầy nâu và rầy phấn trắng trên đồng ruộng. Thực tế từ vụ đông xuân vừa qua đến vụ hè thu 2024, với bộ đôi sản phẩm đặc trị rầy gồm Vithoxam 350SC và Centrum 75WP của Vipesco khi bà con kịp thời sử dụng phun phòng trị rầy nâu và phấn trắng trên đồng ruộng đã mang lại hiệu quả cao.

Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, bà con nông dân chỉ phun thuốc khi rầy phấn trắng có mật số cao (trên 30 con/chồi); sử dụng thuốc BTVT cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc - thuốc được đăng ký đúng đối tượng phòng trừ; đúng lúc; đúng nồng độ và liều lượng; đúng cách).

Cần áp dụng đồng bộ các biện pháp, các TBKT trong sản xuất để quản lý dịch hại bền vững, cụ thể như: IPM, IPHM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, công nghệ sinh thái - trồng hoa trên bờ ruộng, đặc biệt lưu ý áp dụng triệt để biện pháp sạ thưa (80 - 100kg/ha); áp dụng biện pháp tưới nước “ngập khô xen kẽ” trên đồng ruộng...

Về biện pháp canh tác, sau khi thu hoạch lúa, cần diệt sạch cỏ lồng vực và cỏ chỉ xung quanh ruộng để hạn chế nơi cư trú của rầy phấn trắng, tránh lây lan sang vụ sau. Nông dân thường xuyên chăm sóc để cây lúa phát triển tốt, giúp tăng sức chống chịu. Khi lúa bị nhiễm nặng, cần phải giữ mực nước ruộng ổn định trong ruộng lúa để giúp cây lúa nhanh hồi phục…

Vụ lúa hè thu năm 2024 ở khu vực Nam Bộ đã xuống giống trên 1,4 triệu ha, hiện diện tích lúa tập trung ở nhiều giai đoạn, từ đẻ nhánh đến thu hoạch; trong đó có tới 9.135ha lúa bị nhiễm rầy phấn trắng và đang tăng dần diện tích nhiễm trên đồng ruộng. Mật độ nhiễm rầy phấn trắng phổ biến từ 2.000 đến 4.000 con/m2, thậm chí có nơi mật độ lên tới 6.000 con/m2.

Nhằm giúp bà con quản lý tốt đối tượng gây hại nguy hiểm này, Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam - Vipesco đã sớm đưa ra bộ giải pháp Centrum® 75WP + Vithoxam 350SC chuyên đặc trị các loại rầy gây hại hiệu quả trên đồng ruộng. Đây là giải pháp hiệu quả giúp bà con nông dân bảo vệ mùa màng, tăng năng suất và thu nhập. Liên hệ ngay với Vipesco qua tổng đài 1800 6059 hoặc liên hệ với nhân viên của Vipesco gần nhất để được tư vấn.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.