| Hotline: 0983.970.780

Bỏ ngỏ an toàn đê bao mùa lũ

Thứ Ba 16/08/2011 , 10:50 (GMT+7)

Hiện mùa lũ ở khu vực ĐBSCL đang bắt đầu lên cao. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình hình bảo vệ an toàn đê bao ven sông ở Tiền Giang là hết sức đáng lo ngại.

Hiện mùa lũ ở khu vực ĐBSCL đang bắt đầu lên cao. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình hình bảo vệ an toàn đê bao ven sông ở Tiền Giang là hết sức đáng lo ngại.

Nhiều địa phương có sông đi qua như thị xã Gò Công, các huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông đê bao đã mỏng, yếu, trong khi rừng phòng hộ thì bị chặt phá, lấn chiếm để sử dụng vào nhiều mục đích như làm ao nuôi tôm, nuôi nghêu.

 Một thực trạng đáng lo ngại nữa là việc đào bới, phân lô thành từng ao nhỏ để nuôi tôm ngay trên hành lang bảo vệ đê an toàn trên quãng đê dài hơn chục cây số dọc theo các xã thuộc huyện Tân Phú Đông như Phú Thạnh, Phú Đông. Các ao nhỏ nuôi tôm này của người dân đã bị băm nát, chia cắt hệ thống an toàn đê an toàn. Thậm chí người dân còn tự ý làm nhà, dựng lán để nuôi tôm ngay sát chân đê. Đáng lo ngại hơn nữa, khi cải tạo, nạo vét thì bùn đất ở ao nuôi tôm được ném tất lên mặt đê khiến nhiều quãng đê như bãi chiến trường.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Hùng, Chủ tịch UBND xã Phú Thạnh cho biết, diện tích ao nuôi tôm ở khu vực giáp bờ sông Cửa Tiểu, vào khoảng 50 ha, trong đó có một phần là vi phạm hành lang an toàn đê. Tuy nhiên, do trước đây, khi xây dựng đê bao đã không chi trả tiền đền bù cho người dân nên các hộ dân xung quanh đê vẫn được cấp quyền sử dụng đất ở khu vực hành lang an toàn đê. Việc này dẫn tới các hộ dân vẫn có quyền sản xuất và xây nhà ngay trên đất của mình mà chính quyền không thể xử lý.

Ông Nguyễn Thiện Pháp:

Để bảo vệ người dân cũng như bảo đảm hoạt động sản xuất, tôi khẩn thiết đề nghị cần sớm nâng cấp, bảo trì, sửa chữa các tuyến đê, kết hợp đê với công trình giao thông nông thôn trọng yếu trên địa bàn. Đây là một việc làm cần đầu tư nhiều vốn và tiền của. Kế hoạch đã được phê duyệt nhưng dự kiến đến năm 2020 mới hoàn thành. Từ nay đến đó là cả một quãng thời gian dài, và trong khi chờ đợi thì người dân ở vùng đê bao vẫn nơm nớp lo.

Cũng theo ông Hùng, mặc dù chính quyền xã không cho phép nhưng nhiều hộ vẫn đào ao nuôi tôm và chính quyền không thể ngăn chặn được. Và trớ trêu thay, những đầm tôm như thế này lại đang là…thế mạnh kinh tế của địa phương.

 Theo ông Nguyễn Văn Tâm, một người dân ở xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông thì mặt đê ở đây gần như không thể đi được nữa, nhất là vào mùa mưa lũ như hiện nay. Những hộ dân sống quanh đây còn lo ngại tình trạng triều cường xâm thực gây khó khăn trong sản xuất cũng như cung cấp nguồn nước.

Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Tiền Giang cho biết, chiều dài đê bao biển và bờ sông ở khu vực phía đông của tỉnh vào khoảng 180km, chủ yếu chỉ để ngăn mặn, giữ ngọt và chống triều cường chứ không có chức năng ngăn bão và lũ lớn. Do vậy, nếu xảy ra bão cấp 8 thì việc đê bị vỡ là hoàn toàn có thể xảy ra. Thêm nữa, mặt đê phần lớn là đất nên rất dễ bị hư hại và sạt lở. 

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.