| Hotline: 0983.970.780

Bộ rễ khỏe, cây lúa khỏe, vững năng suất

Thứ Ba 12/05/2020 , 10:09 (GMT+7)

Lúa khỏe được hiểu là cây có sức sinh trưởng tốt ở các giai đoạn, không bị dịch hại tấn công, có sức chống chịu trước áp lực của thời tiết khí hậu.

Nhà nông cần phải tạo cho cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ để đủ sức chống chịu với dịch hại, với điều kiện bất lợi của môi trường nhằm giữ vững năng suất và chất lượng. Ảnh: Hoàng Vũ.

Nhà nông cần phải tạo cho cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ để đủ sức chống chịu với dịch hại, với điều kiện bất lợi của môi trường nhằm giữ vững năng suất và chất lượng. Ảnh: Hoàng Vũ.

Ngày nay, công nghệ và kỹ thuật canh tác lúa hiện đại hơn rất nhiều nhưng dịch hại và thời tiết cũng chuyển biến ngày càng thất thường nên canh tác lúa thật sự không dễ dàng. Lựa chọn thời điểm gieo sạ phù hợp, làm đất, quản lý chi phí đầu tư, cân đo đong đếm xem sản phẩm nào là phù hợp nhất cho đồng lúa nhà mình là những việc không dễ. Tất cả những nỗi lo trên đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là cây lúa khỏe, năng suất cao, bán được giá để nâng cao kinh tế gia đình.

Lúa khỏe được hiểu là cây lúa có sức sinh trưởng tốt ở các giai đoạn, không bị dịch hại làm ngưng trệ sự phát triển, có sức chống chịu trước áp lực của thời tiết khí hậu. Đồng thời, những quá trình chuyển hóa hấp thu bên trong cây cũng phải diễn ra thuận lợi, đạt năng suất và chất lượng.

Theo các chuyên gia trong ngành nông nghiệp có rất nhiều bất lợi khiến giá thành sản xuất lên cao, từ đó gia tăng gánh nặng cho bà con. Để khắc phục nhà nông cần phải tạo cho cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ để đủ sức chống chịu với dịch hại, với điều kiện bất lợi của môi trường nhằm giữ vững năng suất và chất lượng mà chi phí lại được tối ưu.

Bộ rễ lúa khỏe lúc nào cũng là một tiền đề quan trọng cho sinh trưởng tốt. Ảnh: Hoàng Vũ.

Bộ rễ lúa khỏe lúc nào cũng là một tiền đề quan trọng cho sinh trưởng tốt. Ảnh: Hoàng Vũ.

Các nhà khoa học thường đưa ra lời khuyên về 4 việc mà bà con nên thực hiện cần thiết để cây lúa khỏe ngay từ đầu. Thứ nhất, là không để dịch hại ảnh hưởng đến cây lúa. Thứ hai, là tạo cơ địa cho cây lúa khỏe. Thứ ba, tạo môi trường sống phù hợp cho cây lúa. Cuối cùng là cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lúa. Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất ngay từ đầu thì rễ cây lúa phải sớm lấy được nguồn dinh dưỡng đó để cây phát triển.

Như khuyến cáo trên thì có thể thấy bộ rễ khỏe lúc nào cũng là một tiền đề quan trọng. Rễ lúa thuộc dạng rễ chùm, khi còn non có màu trắng sữa, đến khi trưởng thành sẽ có màu vàng nâu rồi nâu đậm và màu đen khi đã già. Quá trình phát triển của bộ rễ được chia làm 2 thời kỳ chính.

Thứ nhất, là từ khi gieo sạ đến đẻ nhánh và chuẩn bị làm đòng, đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Nếu như phần trên mặt đất cây lúa tập trung vào phát triển các bộ phận như bộ lá, chồi và làm bẹ lá thì bên dưới mặt đất bộ rễ phát triển mạnh theo hướng lan rộng, có hình bầu dục nằm ngang. Ở giai đoạn đầu này bộ rễ tốt sẽ có nhiều rễ trắng, nhiều lông hút, chúng sẽ tăng dần về số lượng cũng như chiều dài.

Thứ hai, từ khi lúa đứng cái làm đòng đến trổ bông, đây là thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn này bà con có thể thấy được sự vươn cao phân đốt và làm đòng ở phần thân chính của cây lúa để tạo hạt, tương ứng với sự phát triển đó thì bộ rễ thứ 2 sẽ hình thành, chủ yếu phát triển theo chiều sâu. Lúc này bộ rễ sẽ đạt giá trị tối đa ở hình dạng quả trứng ngược.

Nông dân sản xuất lúa quan tâm nhất làm sao cây lúa khỏe, năng suất cao, bán được giá để nâng cao kinh tế gia đình. Ảnh: Hoàng Vũ.

Nông dân sản xuất lúa quan tâm nhất làm sao cây lúa khỏe, năng suất cao, bán được giá để nâng cao kinh tế gia đình. Ảnh: Hoàng Vũ.

Hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây là nhiệm vụ chính của bộ rễ, ngoài ra thì rễ khỏe còn giúp cây bám chặt vào đất. Nếu như cây lúa có một bộ rễ không phát triển, bị thối đen hoặc hư hại thì sẽ khiến cây không hấp thu được các dưỡng chất thiết yếu dẫn đến cây còi cọc, kém phát triển.

Để cây lúa có một bộ rễ khỏe, bà con có thể bổ sung sản phẩm sinh học Plastimula 1SL của Công ty TNHH Thương mại Tân Thành vào các giai đoạn quan trọng như đẻ nhánh, làm đòng, trổ lẹt xẹt để bộ rễ lúa luôn khỏe nhằm hấp thu tối đa dưỡng chất, giúp cây lúa phát triển một cách vượt bậc. Sử dụng Plastimula 1SL sẽ giúp cây lúa tăng số chồi hữu hiệu (chồi cho bông), cho đòng to, giúp lúa trổ thoát nhanh, trổ đều và rộ. Ngoài ra, Plastimula 1SL còn giúp cây lúa tăng sức đề kháng với bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và phục hồi nhanh sau các tổn thương.

Vốn là chế phẩm sinh học có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, không phải phân bón lá nên kể cả khi lúa đang bị bệnh bà con cũng có thể sử dụng để trợ lực cho cây mà không cần lo về những tác dụng phụ.

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.