| Hotline: 0983.970.780

Bò sữa phía Nam: Cần nuôi tập trung, quy mô lớn

Thứ Tư 20/10/2010 , 09:20 (GMT+7)

Hôm qua (19/10), tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo các giải pháp kiểm soát chi phí sản xuất sữa nhằm góp phần phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững tại các tỉnh phía Nam

Hôm qua (19/10),  tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo các giải pháp kiểm soát chi phí sản xuất sữa nhằm góp phần phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững tại các tỉnh phía Nam. Các ĐB đều cho rằng,  để ngành bò sữa phát triển bền vững, sản phẩm làm ra với giá thành thấp, người chăn nuôi có lãi, không có con đường nào khác hơn phải hướng đến chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

T.S Đỗ Kim Tuyên (Cục Chăn nuôi) cho biết, ngành chăn nuôi bò sữa hiện vẫn còn nhiều khó khăn do người chăn nuôi thiếu kinh nghiệm chăm sóc, nhất là quá trình sinh sản và thú y nên năng suất và chất lượng sữa chưa cao. Bên cạnh đó, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún, chăn nuôi theo hướng tận dụng thức ăn nên không có điều kiện để áp dụng những tiến bộ, kỹ thuật mới.

Đáng chú ý, phần lớn nguồn nguyên liệu thức ăn tinh và các chất premix, vitamin còn phải NK nên chi phí đầu vào rất cao, giá thành sản phẩm lớn. Đất đai dành cho chăn nuôi bò sữa ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến người dân khó có khả năng mở rộng được quy mô sản xuất, thậm chí phải bỏ nghề. Thời tiết nóng ẩm và khí hậu nhiệt đới cũng là một trở ngại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa.

Một khó khăn khác đó là ngành bò sữa hiện còn thiếu con giống rất lớn. Việc NK con giống hiện nay chỉ được 1 số DN lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh mới làm được. Ngoài ra, không ít người chăn nuôi than lỗ còn do không kiểm soát tốt chi phi đầu tư chuồng trại, con giống cũng như việc thuê đất, nhân công, điện nước hay việc chăn nuôi không khoa học…Trong khi đó, hiện nay mức tiêu thụ sữa bình quân trên đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt 14,8kg/người/năm - thấp hơn nhiều so với bình quân của khu vực châu Á (35kg/người). Điều này cho thấy cơ hội và tương lai cho ngành bò sữa ở Việt Nam là rất lớn.

Hướng phát triển ngành bò sữa như thế nào, quy hoạch dài hạn ra sao, tiêu thụ sữa thế nào là vấn đề được nông dân, trang trại và đại biểu quan tâm đặt ra tại hội thảo. Theo ông Nguyễn Phước Trung – PGĐ Sở NN-PTNT TP.HCM, hiện TP.HCM có khoảng 78.000 con bò sữa với khoảng 8.000 hộ chăn nuôi. Từ năm 2006 trở lại đây quy mô đàn bò sữa ở hộ gia đình đã liên tục được tăng lên, từ 6,5 con/hộ lên 8,8 con năm 2009.

Mặc dù vậy, để ngành bò sữa phát triển bền vững với sản phẩm có giá cạnh tranh, phải giải quyết những khó khăn, tồn tại đồng thời chăn nuôi bò sữa theo hướng tập trung, quy mô trang trại để chủ động được nguồn TĂCN tập trung, giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà khoa học cũng phải nghiên cứu, lai tạo được những giống bò phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng ở Việt Nam.

Thực tế nếu việc chăn nuôi bò sữa được thực hiện bài bản, khoa học, giảm thiểu những chi phí không hợp lý thì người chăn nuôi sẽ có lãi khá cao. Chẳng hạn hèm bia bán tại các đại lý hiện nay là 1.1000đ/kg (22.00đ/bao) trong khi giá đại lý mua trực tiếp chỉ có 700-800đ/kg kể cả chi phí vận chuyển. Tương tự, nhiều thực phẩm khác phục vụ chăn nuôi người chăn nuôi nhỏ lẻ phải mua qua nhiều tầng, nấc khiến giá cả đội lên rất nhiều nên chi phí đầu vào lớn, dẫn đến việc chăn nuôi hiệu quả không cao…

Hội thảo do Cty Friesland Campina Việt Nam phối hợp với Cục Chăn nuôi và Câu lạc bộ phóng viên kinh tế Nông nghiệp tại TP.HCM tổ chức
Ông Lưu Văn Tân - Trưởng bộ phận phát triển vùng nguyên liệu Cty Friesland Campina Việt Nam cho rằng, chăn nuôi tập trung sẽ giúp cho người chăn nuôi tạo lập một chu trình khép kín: phân thải làm hầm bioga phục vụ thắp sáng, đun nấu, nước thải để bón cho đồng cỏ làm thức ăn cho bò. Có làm được vậy thì người chăn nuôi mới có lãi cao và nghề nuôi bò sữa mới phát triển bền vững được. Ngoài ra, còn có rất nhiều giải pháp rất khả quan để giảm giá thành sản xuất sữa mà chủ các trang trại, hộ chăn nuôi tập trung có thể áp dụng.

Ông Tân cho biết, người nuôi bò sữa nên tự liên kết để liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất TĂCN để mua trực tiếp, và giao sữa theo nhóm để nhận giá sữa cao hơn. Người nuôi bò cũng nên thành lập các tổ, nhóm cùng hợp tác để kiểm soát được chi phí và chất lượng của các yếu tố đầu vào cũng như việc hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi có hiệu quả nhất.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.