| Hotline: 0983.970.780

Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án đánh thuế nhà ở

Thứ Tư 20/01/2010 , 09:43 (GMT+7)

Đưa nhà ở vào diện phải nộp thuế hay miễn là 2 phương án đang được Bộ Tài chính cân nhắc và lấy ý kiến người dân.

Đưa nhà ở vào diện phải nộp thuế hay miễn là 2 phương án đang được Bộ Tài chính cân nhắc và lấy ý kiến người dân tại dự thảo Luật Thuế nhà đất, trước khi trình Chính phủ.

Sau nhiều lần đưa ra bàn luận trong các kỳ họp Quốc hội và không nhận được ý kiến đồng thuận từ các đại biểu, Bộ Tài chính đã bàn bạc chỉnh sửa theo hướng hợp lý hơn. Trong đó, Bộ đưa ra 2 phương án lựa chọn đánh thuế với nhà ở hoặc không đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế.

Đề nghị đánh thuế đối với nhà ở có giá từ 1 tỷ đồng

Tuy nhiên, đối với trường hợp 2 vẫn đánh thuế với nhà ở, Bộ Tài chính lại đưa ra 3 phương án để lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan. Theo đó, với phương án một Bộ đề nghị cách tính thuế sẽ căn cứ vào phần diện tính nhà ở chịu thuế. Mức khởi điểm tính tính thuế sẽ là khoảng diện tích 200 m2. Trong đó, diện tích tính thuế đối với nhà ở là toàn bộ diện tích sàn xây dựng, kể cả diện tích công trình phụ, diện tích ban công kèm theo (nếu có) của một căn hộ chung cư hoặc nhà ở theo Giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích nhà ở chịu thuế là diện tích thực tế xây dựng.

Đối với nhà vừa để ở vừa để kinh doanh thì phần diện tích kinh doanh vẫn tính vào diện tích chịu thuế trong trường hợp không xác định riêng được phần diện tích phục vụ kinh doanh. Trong trường hợp cá nhân sở hữu nhiều nhà ở thì diện tích chịu thuế là tổng diện tích các nhà ở chịu thuế. Mức thuế tuyệt đối đối với nhà ở được ổn định theo chu kỳ 5 năm kể từ năm đầu tiên Luật có hiệu lực thi hành.

Phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất mức khởi điểm tính thuế đối với nhà ở sẽ là 1 tỷ đồng. Theo đó, giá tính thuế đối với nhà ở được xác định bằng diện tích nhà ở chịu thuế nhân với giá tính thuế của 1 m2 nhà ở. Trong đó, giá tính thuế của 1 m2 nhà ở được xác định bằng 50% trên đơn giá 1 m2 nhà ở xây dựng mới của nhà ở cùng loại (kể cả trường hợp sử dụng nhà ở để cho thuê hoặc kinh doanh) do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Khi đó, nhà ở có giá xây dựng trên 2 tỷ đồng mới thuộc diện chịu thuế.

Phương án 3 chỉ thu thuế đối với các cá nhân sở hữu từ 2 căn nhà trở lên. Diện tích tính thuế đối với nhà ở là toàn bộ diện tích sàn xây dựng, kể cả diện tích công trình phụ, diện tích ban công kèm theo (nếu có) của một căn hộ chung cư hoặc nhà ở theo Giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích nhà ở chịu thuế là diện tích thực tế xây dựng. Đối với nhà vừa để ở vừa để kinh doanh thì phần diện tích kinh doanh vẫn tính vào diện tích chịu thuế trong trường hợp không xác định riêng được phần diện tích phục vụ kinh doanh. Đối với trường hợp sở hữu nhiều nhà ở thì diện tích chịu thuế là tổng diện tích các nhà ở chịu thuế tính từ căn nhà thứ 2 trở đi.

Tại dự thảo Luật, Bộ Tài chính cũng đưa ra các phương án miễn giảm thuế, thuế suất và các điều kiện được miễn giảm để lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan. Nếu được thông qua trong các kỳ họp tới, Bộ đề nghị thời điểm văn bản có hiệu lực sẽ là ngày 1/1/2012.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.