| Hotline: 0983.970.780

Bộ Tài chính muốn áp thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia tới 100%

Thứ Bảy 15/06/2024 , 10:17 (GMT+7)

Bộ Tài chính đang đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia theo lộ trình, dự kiến lên đến 100% vào năm 2030.

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng Bia.

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng Bia.

Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng bia rượu, đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm; thuốc lá để hạn chế tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế.

Đây là nội dung vừa được Bộ công bố, tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 5/2025.

Hiện mức thuế với rượu dưới 20 độ là 35%, rượu trên 20 độ và bia là 65%, mức thuế này áp dụng với cả các loại đồ uống có cồn thực phẩm khác, được lên men từ trái cây, ngũ cốc; đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu theo lộ trình từ năm 2026 đến năm 2030 với mức thuế cao nhất có thể lên tới 100%.

Cụ thể, đối với mặt hàng bia, phương án 1, Bộ Tài chính đề xuất tăng từ mức 65% của năm 2025 lên 70% năm 2026 và liên tiếp tăng thêm 5% mỗi năm lần lượt là 75%, 80%, 85%, 90% với các năm 2027, 2028, 2029 và 2030.

Phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia từ 65% năm 2025 lên thẳng 80% năm 2026, sau đó tiếp tục tăng 5% mỗi năm lên mức cao nhất là 100% vào năm 2030.

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng Rượu dưới 20 độ cồn.

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng Rượu dưới 20 độ cồn.

Với rượu dưới 20 độ, Bộ Tài chính đề xuất phương án 1 tăng từ mức thuế 35% hiện hành lên 40% năm 2026 và mỗi năm tăng 5% đến 60% năm 2030. Phương án 2 tăng từ mức 35% hiện hành lên 50% năm 2026, mỗi năm tăng thêm 5% và lên đến 70% vào năm 2030.

Thuế suất hiện còn thấp, chưa đủ tác dụng để hạn chế bia rượu

Theo Bộ Tài chính, lạm dụng rượu, bia có thể gây nhiều tác hại đến sức khỏe, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn giao thông. Việc áp thuế suất cao là cần thiết để nâng cao nhận thức và hành động về tác hại của việc sử dụng quá nhiều rượu, bia. Mục tiêu là giảm tiêu thụ và hạn chế lạm dụng các sản phẩm này.

Như trên, với cả hai đề xuất, Bộ Tài chính đều nghiêng về việc thực hiện phương án 2.

Lý giải về điều này, Bộ Tài chính thông tin, trước ngày 01/01/2010, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia được phân biệt theo loại bia: Bia chai, bia lon áp dụng các mức thuế suất 75% đối với bia chai; bia tươi, bia hơi áp dụng 30% trong năm 2006, 2007 và 40% từ năm 2008.

Để thực hiện yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quốc hội đã thông qua Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 quy định áp dụng thống nhất một mức thuế suất đối với tất cả loại bia là 45% từ ngày 1/1/2010 đến 31/12/2012 và 50% từ ngày 01/01/2013 và đến năm 2014 tiếp tục tăng theo lộ trình lên mức hiện hành là 35% đối với rượu dưới 20 độ và 65% với bia, rượu trên 20 độ.

"Mặc dù mặt hàng bia và rượu đã được tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình từ năm 2016 - 2018 tuy nhiên sức mua rượu, bia của người Việt Nam vẫn tăng do thu nhập tăng nhanh trong khi giá rượu, bia tăng rất chậm", Bộ này cho biết.

Đồng thời, chưa thực hiện được một số mục tiêu đề ra của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nêu tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 là nghiên cứu áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp đối với mặt hàng có hại cho sức khỏe và môi trường.

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng Rượu trên 20 độ cồn.

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng Rượu trên 20 độ cồn.

Ngoài ra, cũng tại dự thảo này, Bộ đã đề xuất tăng mức thuế với thuốc lá, gồm thuốc lá điếu, sợi, xì gà, thuốc lào hoặc các dạng khác. Trước mắt, thuế suất với thuốc lá sẽ được giữ ở 75% nhưng tùy mặt hàng sẽ được bổ sung mức thuế tuyệt đối tăng dần.

Cụ thể, từ năm 2026 đến năm 2030, mức thuế tuyệt đối áp cho thuốc lá điếu sẽ tăng dần từ 5.000-10.000 đồng/bao, xì gà 50.000-100.000 đồng/điếu; các loại thuốc lá sợi, chế phẩm từ cây thuốc lá tăng 50.000-100.000 đồng mỗi 100gr/ml.

Xem thêm
Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Đông Nam Á và Mỹ

Trong bối cảnh Trung Quốc duy trì lệnh cấm nhập khẩu đối với thủy sản Nhật Bản, Tokyo đang tìm cách mở rộng tại các thị trường ở khu vực Đông Nam Á và Mỹ.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Xóa cầu khỉ, tạo thuận lợi lưu thông, giao thương cho người dân An Điền

Bến Tre Bằng nguồn vốn hỗ trợ của Agribank, cầu Vàm Cái Cát được xây dựng mới, giúp người dân xã An Điền, huyện Thạnh Phú đi lại, giao thương nông sản thuận lợi hơn.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.