| Hotline: 0983.970.780

Bộ Tài Chính và... vợ

Thứ Bảy 09/06/2018 , 07:15 (GMT+7)

Bộ Tài chính và… vợ tưởng chẳng có gì liên quan với nhau nhưng lại có những chỗ giống nhau, nhất là chuyện thuế má.

Bộ Tài chính luôn tìm cách tăng thu từ doanh nghiệp, dân chúng. Vợ thì thường thích tăng thu từ chồng.

Bộ Tài chính thường muốn tăng các khoản thuế, phí. Nếu phải cắt giảm khoản thuế này theo cam kết hay sức ép nào đó, thì lại nghĩ ngay cách tăng khoản thuế, phí khác. Vợ thì thích tăng lần “đóng thuế” của chồng ở trên giường.

Khi đưa ra nguyên nhân tăng thuế, phí, Bộ Tài chính thường nói là để theo thông lệ quốc tế, để giống như các nước khác, như vụ đề xuất tăng thuế VAT trong năm ngoái hay đề xuất đánh thuế tài sản trong năm nay.

Vợ đòi tăng lần “đóng thuế”, thì chơi trò khích tướng, bảo chồng làm sao cho bằng mấy anh Tây trong phim cấm trẻ con xem hay mấy anh Nhật trong phim dành cho người lớn.

Khi đưa ra những mức thuế, phí mới, Bộ Tài chính đã nhiều lần đưa ra những con số gây ngỡ ngàng, không thuyết phục được dư luận. Như trong đề xuất đánh thuế tài sản mới đây, có quy định sẽ đánh thuế nhà có giá trị từ trên 700 triệu đồng trở lên. Trong khi đó, ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, với khoản tiền hơn 700 triệu đồng, hầu như không ai có thể mua nhà.

Vợ thỉnh thoảng lại dùng câu đùa vui của ông bà về chuyện sinh hoạt vợ chồng “đêm 7, ngày 3, vào ra không tính”, để ngầm nhắc chồng xem xét lại về số lần “đóng thuế”.

Khi tăng thuế, phí cho giống như quốc tế, Bộ Tài chính thường quên hay lờ đi rằng lương, thu nhập của người Việt chưa thể so sánh với thu nhập ở phần lớn các quốc gia khác.

Còn khi vợ đòi tăng lần “đóng thuế” ... À mà thôi. Mấy ông chồng, ông nào chả hay khoe khoang về bản lĩnh đàn ông, nhất là những khi tụ bạ, rượu chè với nhau. Mà thường khoe quá khả năng thực. Vì thế, bị vợ đòi thêm “thuế” cũng phải thôi.

Dù sao đóng thêm “thuế” cho vợ cũng là chuyện sung sướng. Không giống như phải đóng thêm những khoản thuế, phí được đưa ra một cách vô lý, thiếu thuyết phục của Bộ Tài chính.

(Kiến thức gia đình số 23)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm