| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc tại Kiên Giang

Thứ Hai 16/07/2012 , 11:44 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát và bà Pratibha Mehta, Điều phối viên LHQ, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang...

Cuối tuần qua (13/7), tại TP Rạch Giá, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát và bà Pratibha Mehta, Điều phối viên LHQ, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, để tìm hiểu về tình hình các vùng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai, những kinh nghiệm trong công tác quản lý thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo của tỉnh Kiên Giang.

Báo cáo với đoàn, ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, địa hình của tỉnh Kiên Giang được chia thành 3 vùng kinh tế lớn. Trong đó, Tứ giác Long Xuyên là vùng tập trung thoát lũ chính, bao gồm cả tỉnh An Giang và một phần của Cần Thơ. Đây là vùng ngập sâu (từ 1,7 – 2,1m) do chịu ảnh hưởng lũ hằng năm. Vùng tây sông Hậu cũng chịu ảnh hưởng lũ hằng năm, tuy lũ nông hơn (từ 0,6-1,3 m) nhưng thời gian ngập lũ kéo dài do ảnh hưởng của triều cường. Vùng U Minh Thượng bị chia cắt với đất liền bởi sông Cái Lớn và Cái Bé, địa hình thấp, có nhiều vùng trũng nên đây là vùng thiếu nước ngọt trong mùa khô và bị xâm nhập mặn. Tuy nhiên, nếu gặp thời tiết mưa nhiều, kéo dài và trùng với kỳ triều cường thì vùng này lại bị ngập úng rất nặng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Hằng năm tỉnh phải chi trên 20 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân trong vùng khắc phục hậu quả, chủ yếu là hỗ trợ lúa giống cho nông dân gieo sạ lại.


Bộ trưởng Cao Đức Phát kiểm tra đoạn đê biển bị sóng đánh gây sạt lở do mất rừng phòng hộ ở xã Bình Sơn

Với đặc điểm tự nhiên như vậy, tỉnh Kiên Giang thường gánh chịu các dạng thiên tai như: lũ lụt, ảnh hưởng của bão, lốc xoáy và áp thấp nhiệt đới. Ngoài ra, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện nay, tỉnh Kiên Giang cũng thường diễn ra hiện tượng xâm nhập mặn, ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển… Đáng chú ý, những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường đã gây thiệt hại lớn đến cơ sở hạ tầng, sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Trong đó, sạt lở bờ sông đã và đang xảy ra ở hầu hết các tuyến kênh như: kênh Cái Sắn, kênh Rạch Giá – Hà Tiên, khu vực Đầu Voi phường Vĩnh Thanh (TP Rạch Giá). Riêng trận lũ lụt gần đây nhất vào năm 2011 đã làm 16 người chết, trên 12.000 căn nhà bị ngập, hàng ngàn học sinh phải tạm nghỉ học do trường lớp bị ngập, 14.770 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, hơn 314 km đường giao thông bị hư hỏng nặng. Ước tổng thiệt hại do trận lũ này gây ra cho tỉnh là 317,8 tỷ đồng.

Kiên Giang có tuyến đê biển dài 208 km, dọc theo tuyến đê này là dải rừng phòng hộ ven biển với diện tích hiện có là 5.578 ha. Tuy nhiên, do nhiều tác động nên những năm gần đây một số đoạn rừng bị mất dẫn đến sóng biển đánh gây sạt lở thân đê. Theo kết quả khảo sát, tổng chiều dài các đoạn rừng đã bị thiệt hại và có nguy cơ thiệt hại cao là 79 km, trong đó các đoạn bị xói lở mạnh là 52 km. Mặc dù trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã cố gắng triển khai các giải pháp như: trồng lại rừng phòng hộ, nâng cấp đê biển để ứng phó với nước biển dâng, tăng cường phòng chống lụt bão tuy nhiên kết quả còn rất hạn chế. Thực tế chỉ có khoảng 50% diện tích rừng trồng phát triển được thành rừng.

Nguyên nhân là do chưa có mô hình trồng rừng thích hợp, các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vùng ven biển đã gây tác động xấu đến việc trồng rừng, kinh phí đầu tư cho việc khôi phục lại rừng phòng hộ ven biển còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hơn nữa, trên toàn tuyến đê này có 60 cửa kênh, sông nối ra biển Tây, tuy nhiên đến nay mới chỉ đầu tư xây dựng xong được 27 cống, còn lại nhiều cống tuy đã lập xong dự án đầu tư và thiết kế thi công nhưng không có kinh phí để triển khai, dẫn đến tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.

Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị Bộ trưởng tăng thêm nguồn thuỷ lợi phí cho tỉnh ở mức từ 250 đến 300 tỷ đồng/năm. Vì Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp và sản lượng lúa cao nhất nước, từ nay đến cuối năm 2015, địa phương giữ ổn định diện tích đất lúa trên 360.000 ha với sản lượng lương thực trên 4 triệu tấn/năm. UBND tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tăng kế hoạch vốn đầu tư để đảm bảo chương trình củng cố và nâng cấp đê biển đúng kế hoạch, đáp ứng công tác phòng, chống lụt bão, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng các mô hình trồng rừng, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, hỗ trợ việc nghiên cứu, thử nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

Sau buổi làm việc, Đoàn đã đi khảo sát thực tế tại cánh đồng mẫu lớn ở xã Sơn Kiên, và vùng đê biển bị sạt lở do mất rừng phòng hộ ở xã Bình Sơn, đều thuộc địa bàn huyện Hòn Đất. Tại cánh đồng mẫu lớn, ông Nguyễn Quang Thanh, tổ trưởng Tổ hợp tác số 8, đơn vị đang thí điểm cánh đồng mẫu lớn theo hướng VietGAP cho rằng, sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP bước đầu đã đem lại hiệu quả và mong Bộ NN-PTNT tiếp tục có những chính sách hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ lúa, quản lý giá các mặt hàng vật tư nông nghiệp…

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm