| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng Thủ tướng bình gốm 'Chạm để kết nối'

Thứ Tư 03/01/2024 , 19:30 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng Thủ tướng bình gốm lưu niệm được gắn thêm nhãn mã hóa có thiết kế như dấu vân tay, giúp định danh sản phẩm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đại diện Bộ NN-PTNT tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính bình gốm với thông điệp 'Chạm để kết nối'. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đại diện Bộ NN-PTNT tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính bình gốm với thông điệp "Chạm để kết nối". Ảnh: Tùng Đinh.

Bình gốm gắn nhãn mã hóa

Chiếc bình gốm được Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trên bình gốm lưu niệm là lời nhắn gửi sâu sắc, vẹn nguyên giá trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. 

Bình gốm lưu niệm được gắn thêm “nhãn mã hóa” có thiết kế như dấu vân tay, giúp định danh sản phẩm. Chạm điện thoại thông minh lên nhãn mã hóa, màn hình sẽ hiển thị đường dẫn cung cấp thông tin về nghệ nhân, về nguồn gốc, quá trình sáng tạo, chế tác, về tên gọi, chuyện kể gắn liền với tác phẩm. Với nhãn mã hóa, sản phẩm làng nghề nông thôn truyền thống “tinh hoa từ đất - sinh ra từ lửa”, ngay lập tức, được thổi hồn, được tăng thêm giá trị, vừa độc đáo, vừa sống động. 

Nhãn mã hóa hình dấu vân tay trên bình gốm gợi mở về “chạm để kết nối” ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với công nghệ số, với đa dạng ngành nghề, lĩnh vực, tích hợp đa giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Chạm tay lên màn hình thiết bị thông minh để kết nối, để chia sẻ, để xử lý công việc… tự lúc nào đã trở thành thao tác quen thuộc, đời thường.

Năm 2024, Bộ NN-PTNT mạnh dạn tiếp cận xu thế “chạm để kết nối”, kích hoạt tư duy “số hóa” trong quản trị ngành, điều hành ngành, từng bước làm quen với việc thu thập, xử lý dữ liệu, phân tích thông tin trên các thiết bị thông minh. 

“Chạm để kết nối” đến ngay hình ảnh thực tế của những cánh rừng, những con tàu khai thác thủy sản giữa biển khơi. 

“Chạm để kết nối” đến ngay diện tích, sản lượng những vùng nguyên liệu, gắn với mã vùng trồng, vùng nuôi. 

“Chạm để kết nối” đến ngay hệ thống điều tiết thủy lợi, tưới tiêu, dẫn nước đến những cánh đồng. 

“Chạm để kết nối” đến ngay các vùng thiên tai đang bị chia cắt, chưa thể tiếp cận. 

“Chạm để kết nối” đến ngay biểu đồ đo lường tiến độ thực hiện “Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. 

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trong thời gian ngắn, có thể chưa đưa vào hoạt động đồng bộ, đồng loạt ngay, song tư duy quản trị số, điều hành số cần bắt đầu được lan tỏa và thẩm thấu, tổng hợp vào kế hoạch hành động năm, qua các phần việc cụ thể, khả thi của các cơ quan, đơn vị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. 

“Chạm để kết nối” các thiết bị thông minh, với số hóa trong nông nghiệp. 

“Chạm để kết nối” sản xuất đến thị trường theo tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị. 

“Chạm để kết nối” cơ quan quản lý chuyên ngành, chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã, người sản xuất, bà con nông dân. 

“Chạm để kết nối” nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn với nông nghiệp số. 

“Chạm để kết nối”, cùng nhau hợp lực, vì sứ mệnh “tam nông”.

Để phấn đấu đạt những chỉ tiêu cao hơn như Thủ tướng đã giao nhiệm vụ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Mỗi ngày một chạm, kết nối đa tầng giá trị

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định kết quả vừa qua của ngành ghi nhận những nỗ lực đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Sự lãnh đạo, điều hành sát sao, xuyên suốt của Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

"Sự đồng hành của các Bộ, ngành trung ương và địa phương, đã chung tay kết nối, quảng bá, xúc tiến sâu rộng thương mại nông sản cả trong, ngoài nước. Và tinh thần năng động, vượt khó của các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, sự chủ động thay đổi, thích ứng linh hoạt với xu thế mới của hợp tác xã, người sản xuất, bà con nông dân trên khắp cả nước", Bộ trưởng Hoan nói. 

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng lan tỏa chuyện vui qua lược trích bài viết “Hạt gạo, hạt muối”: “Hành trình nghìn năm và lịch sử đúc kết kinh nghiệm được kết tinh trong hạt gạo nhỏ nhoi. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu cho đất nước một trăm triệu dân, mà còn vươn tầm ra thế giới, có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Một Festival quốc tế lớn ở thời điểm cuối của năm cho thấy hạt gạo Việt đang thật sự khơi dậy hy vọng phục hồi kinh tế và tăng trưởng tiếp trong 2024. 

Nhưng sự lạc quan không chỉ đến từ hạt gạo, cà phê, rau quả…. Thương hiệu muối 4 sao Bạc Liêu đã phủ khắp mọi nơi: Muối tinh, muối tôm, muối chay, muối ớt, muối tiêu, muối hạt sạch, muối hạt sạch sấy, muối tinh sấy i-ốt... 

Sẽ như những hạt gạo từ nơi hò hẹn của chín dòng sông, hạt muối Bạc Liêu cũng được quảng bá mạnh mẽ để vươn ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn, chứ không chỉ giới hạn trong một phạm vi hẹp như hiện tại chỉ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Campuchia...” 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: "Trước bao khó khăn, thách thức, đầy rẫy biến động, khó lường của năm mới, những tin tức, bài viết chân tình về hạt gạo, hạt muối, giúp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn càng thêm lạc quan và vững vàng niềm tin vào sự cải thiện và phát triển phía trước. Khi giá trị bình dị và sâu sắc của từng hạt gạo, hạt muối, của từng ngành hàng nông sản được ghi nhận. Khi mồ hôi, công sức của mỗi nông dân, diêm dân, ngư dân… đều được trân trọng và tôn vinh". 

Đón năm mới 2024, ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu: “Mỗi ngày một thay đổi - mỗi ngày một hành động - mỗi ngày một kết quả - mỗi ngày một chạm để kết nối đa tầng giá trị cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Xây dựng thương hiệu gạo là khẳng định lòng tin với người tiêu dùng

Các doanh nghiệp phải tự khẳng định 'bản sắc', chú trọng duy trì chất lượng ổn định, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đó mới là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu

Ngày 10/12, Trung tâm Vigova đã gửi tặng 1.500 con vịt biển giống cho Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.